Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

26/12/2021 2,422

Công nghiệp nước ta phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Ven biển miền Trung.

D. Vùng núi.

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Giải thích: Mục 2, SGK/116 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhận định nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay?

Xem đáp án » 26/12/2021 7,569

Câu 2:

Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là

Xem đáp án » 26/12/2021 1,501

Câu 3:

Ngành nào dưới đây không phải là ngàng công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

Xem đáp án » 26/12/2021 1,368

Câu 4:

Cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch không phải do

Xem đáp án » 26/12/2021 1,262

Câu 5:

Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án » 26/12/2021 988

Câu 6:

Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án » 26/12/2021 559

Câu 7:

Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta được chia thành 3 nhóm chính là

Xem đáp án » 26/12/2021 441

Câu 8:

Hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?

Xem đáp án » 26/12/2021 421

Câu 9:

Cơ cấu ngành công nghiệp (theo ba nhóm) ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

Xem đáp án » 26/12/2021 409

Câu 10:

Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta là

Xem đáp án » 26/12/2021 375

Câu 11:

Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện thế nào?

Xem đáp án » 26/12/2021 327

Câu 12:

Nhận định nào sau đây là lợi thế của nước ta trong việc phát triển công nghiệp hiện nay?

Xem đáp án » 26/12/2021 311

LÝ THUYẾT

1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành

a) Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO 3 NHÓM NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

- Cơ cấu có 3 nhóm với 29 ngành: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

- Ngành trọng điểm là ngành có thể mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: Năng lượng, Chế biến lương thực - thực phẩm, Dệt - may, Hoá chất - phân bón - cao su, Cơ khí - điện tử,...

- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.

b) Phương hướng chủ yếu hoàn thiện cơ cấu ngành

- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.

- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

a) Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực

- Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch.

- Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,...

- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,...

- Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

Đà Nẵng - Đầu tàu kinh tế ở các tỉnh miền Trung

b) Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của các nhân tố

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, lao động lành nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.

- Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

- Hiện nay, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng khoảng ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều.

BẢN ĐỒ CÔNG NGHIỆP CHUNG

3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

- Xu hướng chung: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài.