Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành sản xuất hàng tiêu dùng năm 2007 thì dệt may chiếm khoảng
A. 54,8%.
B. 55,8%.
C. 56,8%.
D. 57,8%
Giải thích: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành năm 2007 thì ngành dệt may chiếm 54,8%, ngành da – giày chiếm 28,3% và ngành giấy – in – văn phòng phẩm chiếm 16,9%.
Đáp án: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nhận định nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?
Ngành nào dưới đây không phải là phân ngành của ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22, cho biết giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 – 2007 của nước ta tăng gần
Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là
Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành chế biến sản xuất trồng trọt, chế biến sản xuất chăn nuôi và chế biên thủy, hải sản là dựa vào
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trong giai đoạn 2000- 2007 tỉ trọng sản xuất ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng so với toàn ngành công nghiệp tăng thêm
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì
Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt của nước ta thường phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta gồm các phân ngành là
1. Công nghiệp năng lượng
Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng
a) Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu
BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG THAN, DẦU MỎ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA
QUA CÁC NĂM
* Công nghiệp khai thác than
- Than antraxit: tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.
- Than nâu: phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
- Than bùn: tập trung nhiều ở khu vực U Minh.
- Sản lượng than liên tục tăng, năm 2019 đạt gần 46,4 triệu tấn.
Khai thác than ở Quảng Ninh
* Công nghiệp khai thác dầu, khí
- Dầu khí nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Sản lượng tăng liên tục, dầu thô đạt 13,1 nghìn tấn; Khí tự nhiên 10,2 triệu m3 (2019).
- Khí đốt đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy điện.
- Công nghiệp lọc, hoá dầu chuẩn bị ra đời với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với công suất 6,5 triệu tấn/năm.
Khai thác dầu khí trên Biển Đông ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ
b) Công nghiệp điện lực
- Tiềm năng phát triển điện lực: than, dầu, trữ lượng thuỷ điện, năng lượng sức gió, sức nước,...
- Sản lượng điện tăng rất nhanh.
- Cơ cấu sản lượng điện: giai đoạn 1991 - 1996, thuỷ điện luôn chiếm hơn 70%; đến 2019, sản xuất điện từ than và khí chiếm 70% sản lượng (tỉ trọng cao nhất thuộc về điezen-tuabin khí).
- Về mạng lưới tải điện: đường dây siêu cao áp 500 KV từ Hoà Bình đi Phú Lâm (TP. Hồ Chí Mình) dài 1488km.
* Thủy điện
- Tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nhà máy thủy điện lớn:
+ Miền Bắc: Hoà Bình (1920 MW), Thác bà, Sơn La (2400 MW), Tuyên Quang (342 MW).
+ Miền trung + Tây Nguyên: Y-a-li (720 MW), Hàm Thuận - Đa Mi (300 MW), Đa Nhim,...
+ Nam: Trị An (400 MW), Thác Mơ (150 MW).
Thủy điện Sơn La - Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước ta
* Nhiệt điện
- Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh, còn ở miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn đầu nhập nội. Từ sau năm 1995 có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau.
- Các nhà máy nhiệt điện lớn của nước ta:
+ Bắc: Phả Lại 1 (440 MW), Phả Lại 2 (600 MW), Uông Bí, Uông Bí mở rộng, Ninh Bình.
+ Nam: Phú Mỹ (4164 MW), Bà Rịa (411 MW), Hiệp Phước (375 MW), Thủ Đức (1500 MW),…
BẢN ĐỒ CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
- Là ngành công nghiệp trọng điểm, cơ cấu ngành đa dạng (nhờ có nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn) bao gồm:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt (công nghiệp xây xát, đường mía; chè, cà phê, thuốc lá; rượu, bia, nước ngọt; sản phẩm khác).
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi (sữa, thịt, các sản phẩm từ thịt và sữa).
+ Chế biến hải sản (nước mắm, muối; tôm, cá; sản phẩm khác).
- Quy luật phân bố: phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
Chế biến thủy, hải sản xuất khẩu