Thành phố nào dưới đây hiện nay không có nhà ga đường sắt?
A. Hà Nội.
B. Hải Phòng.
C. Đà Nẵng.
D. Cần Thơ.
Giải thích: Mục 1, SGK/131 - 132 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơn vị: Triệu lượt người)
Năm | Đường sắt | Đường bộ | Đường thủy | Đường hàng không |
2010 | 11,2 | 2132,3 | 157,5 | 14,2 |
2015 | 11,2 | 3104,7 | 163,5 | 31,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê 2017)
Để thể hiện số lượng hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta năm 2015, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Trong tất cả các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt và đường sông thì
Các đầu mối giao thông quan trọng ở nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc và Nam là
Nhận định nào sau đây chưa chính xác về tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của ngành giao thông vận tải?
Cho bảng số liệu:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
Năm | Doanh thu (tỉ đồng) | Số thuê bao di động (nghìn thuê bao) | Số thuê bao Internet (nghìn thuê bao) | |
Cố định | Di động | |||
2010 | 182.182,6 | 12.740,9 | 111.570,2 | 3.643,7 |
2012 | 182.089,6 | 9.556,1 | 131.673,7 | 4.775,4 |
2015 | 366.812,0 | 5.900,0 | 120.324,1 | 7.657,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tình hình hoạt động bưu chính viễn thông ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2015?
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về giao thông nước ta hiện nay?
Để đi bằng đường bộ (đường ô tô) từ Bắc vào Nam, ngoài quốc lộ 1 còn có
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay, giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng không phải vì
Tuyến đường được coi là xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là
I. GIAO THÔNG VẬN TẢI
CƠ CẤU VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2017 (Đơn vị: %)
a) Đường bộ
- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hoá. Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
- Các tuyến đường chính (từ Lạng Sơn đến Cà Mau):
+ Quốc lộ 1 (2300 km): tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên), hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây của nước.
+ Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống đường bộ của nước ta đang được kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng Đường bộ xuyên Á.
Một đoạn đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
b) Đường sắt
- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.
- Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam.
- Các tuyến đường chính khác: Hà Nội - Hải Phòng (102 km), Hà Nội - Lào Cai (293 km), Hà Nội - Thái Nguyên (75 km), Hà Nội - Đồng Đăng (162,5 km), Lưu Xá-Kép-Uông Bí - Bãi Cháy (175 km).
Một đoạn đường sắt Thống Nhất, Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh
c) Đường biển
- Thuận lợi: đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế.
- Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng Bắc - Nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh, dài 1500 km.
- Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải.
Cảng biển Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh - Cảng biển sầm uất nhất nước ta hiện nay
BẢN ĐỒ GIAO THÔNG VẬN TẢI NƯỚC TA
d) Đường sông
- Chiều dài giao thông 11000 km.
- Các tuyến chính:
+ Hệ thống sông Hồng - Thái Bình.
+ Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai.
+ Một số sông lớn ở miền Trung.
e) Đường hàng không
- Là ngành non trẻ, nhưng có bước tiến nhanh.
- Đầu năm 2019, cả nước có 22 sân bay, trong đó có 10 sân bay quốc tế.
- Các tuyến đường bay trong nước được khai thác trên cơ sở ba đầu mối chủ yếu là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, có các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Sân bay Tân Sơn Nhất, TP. Hồ Chí Minh - Một trong hai sân bay sầm uất nhất cả nước
f) Đường ống
- Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.
- Ngoài tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xăng dầu B12 (Bãi Cháy - Hạ Long) tới các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các đường ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa vào đất liền đã được xây dựng và đi vào hoạt động.
II. NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC
1. Bưu chính
- Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.
- Toàn bộ mạng lưới Bưu chính Việt Nam có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ là 5,85 km/bưu cục, khoảng 18 nghìn điểm phục vụ với mật độ bình quân 2,3km/điểm và hơn 8000 điểm bưu điện - văn hoá xã.
- Hạn chế: mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ mang tính thủ công, thiếu lao động có trình độ cao.
- Hướng phát triển: cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Ngành bưu chính và viễn thông nước ta ngày càng hội nhập với thế giới
2. Viễn thông
- Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại cao.
- Trước thời kì Đổi mới: cũ kĩ, lạc hậu, nghèo nàn.
- Những năm gần đây: tăng trưởng với tốc độ cao. Đến tháng 6/2020, đã có trên 130,4 triệu thuê bao điện thoại.
- Mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển.
+ Mạng điện thoại: mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cố định và mạng di động.
+ Mạng phi thoại: mạng Fax, báo điện tử,…
+ Mạng truyền dẫn: sợi cát quang, sóng viba,…
- Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới thông qua thông tin vệ tinh và cáp biển.
- Định hướng: chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật, công nghệ mới, hiện đại. Sử dụng mạng kĩ thuật số, tự động hoá và đa dịch vụ.