IMG-LOGO

Câu hỏi:

10/07/2024 283

Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là

A. Bắc Mĩ và châu Á.

B. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.

C. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.

Đáp án chính xác

D. Châu Âu và châu Phi.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: C

Giải thích: SGK/137, địa lí 12 cơ bản.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sau Đổi mới, hoạt động buôn bán của nước ta ngày càng mở rộng theo hướng

Xem đáp án » 26/12/2021 12,017

Câu 2:

Sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án » 26/12/2021 4,085

Câu 3:

Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh không phải là sự phản ánh điều gì sau đây?

Xem đáp án » 26/12/2021 3,358

Câu 4:

Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là

Xem đáp án » 26/12/2021 1,624

Câu 5:

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm

Xem đáp án » 26/12/2021 1,526

Câu 6:

Tam giác tăng trưởng du lịch phía Nam gồm

Xem đáp án » 26/12/2021 723

Câu 7:

Di sản nào sau đây không phải là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới tại Việt nam?

Xem đáp án » 26/12/2021 513

Câu 8:

Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam có thể diễn ra quanh năm vì

Xem đáp án » 26/12/2021 487

Câu 9:

Vùng nào ở nước ta ngành nội thương còn kém phát triển?

Xem đáp án » 26/12/2021 412

Câu 10:

Mặt hàng nào không phải là hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta?

Xem đáp án » 26/12/2021 359

Câu 11:

Về phương diện du lịch, đâu không phải vùng du lịch ở nước ta?

Xem đáp án » 26/12/2021 347

Câu 12:

Biểu hiện nào không nói lên được sự phong phú của tài nguyên du lịch về mặt địa hình của nước ta?

Xem đáp án » 26/12/2021 324

Câu 13:

Trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta không phải là

Xem đáp án » 26/12/2021 268

Câu 14:

Tính đến nay địa phương có 2 di sản văn hóa thế giới là

Xem đáp án » 26/12/2021 249

LÝ THUYẾT

1. Thương mại

a) Vai trò

- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Điều tiết sản xuất.

- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới.

- Thúc đẩy quá trình phân công lao động theo vùng, lãnh thổ.

- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.

b) Nội thương

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HOÁ VÀ DOANH THU DỊCH VỤ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%)

- Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hoá phong phú, đa dạng.

- Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, ngoài Nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể).

- Phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

c) Ngoại thương

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC, GIAI ĐOẠN 1995 - 2017

- Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.

- Thị trường

+ Xuất khẩu: Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc,…

+ Nhập khẩu: Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu.

- Cơ cấu xuất - nhập khẩu

+ Xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng - nhẹ, khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông - lâm - thủy sản.

+ Nhập khẩu: nguyên liệu, tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) và hàng tiêu dùng.

- Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh, phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

BIỂU ĐỒ GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

2. Du lịch

 a) Tài nguyên du lịch

Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.

* Tự nhiên

- Địa hình: đồng bằng, đồi núi, bờ biển, hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp; có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc bờ biển.

- Khí hậu: sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Nước: nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch. Nước khoáng thiên nhiên vài trăm nguồn, có sức hút cao đối với du khách.

- Sinh vật: có nhiều giá trị du lịch, đặc biệt là các vườn quốc gia.

Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận

* Nhân văn

- Các di tích văn hoá - lịch sử: có khoảng 4 vạn, trong đó hơn 2600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng.

- Các lễ hội: diễn ra hầu như khắp trên đất nước và luôn luôn gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử.

- Tiềm năng về văn hoá dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.

Quần thể Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận

b) Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu

BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢT KHÁCH VÀ TỔNG THU DU LỊCH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

- Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Nhưng chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước.

- Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta tăng nhanh.

- Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta:

+ Các trung tâm du lịch: Hà Nội (phía Bắc), TP. Hồ Chí Minh (phía Nam), Huế - Đà Nẵng (miền Trung).

+ Các vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Ruộng bậc thang Mù Căng Chải, Yên Bái được xếp hạng di tích quốc gia