IMG-LOGO

Câu hỏi:

17/07/2024 1,717

Đặc điểm nổi bật về mặt dân cư – lao động của Đồng bằng sông Hồng là

A. dân số đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ.

Đáp án chính xác

B. nguồn lao động lớn nhất cả nước.

C. lao động có trình độ cao nhất cả nước

D. lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: A

Giải thích: SGK/150, địa lí 12 cơ bản.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa là xu hướng có ý nghĩa quan trọng nhằm

Xem đáp án » 27/12/2021 7,418

Câu 2:

Trọng tâm của định hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án » 27/12/2021 3,902

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án » 27/12/2021 3,875

Câu 4:

Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án » 27/12/2021 1,627

Câu 5:

Để giải quyết những hạn chế và phát huy những thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng về tài nguyên thì vùng đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế nào?

Xem đáp án » 27/12/2021 899

Câu 6:

Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn là thế mạnh để vùng Đồng bằng sông Hồng

Xem đáp án » 27/12/2021 894

Câu 7:

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án » 27/12/2021 748

Câu 8:

Tài nguyên đất ở đồng bằng sông Hồng đang bị xuống cấp là do

Xem đáp án » 27/12/2021 625

Câu 9:

Thế mạnh về tự nhiên cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là

Xem đáp án » 27/12/2021 564

Câu 10:

Thuận lợi của dân số đông ở đồng bằng sông Hồng đối với phát triển kinh tế là

Xem đáp án » 27/12/2021 553

Câu 11:

Cho biểu đồ sau:

Cho biểu đồ sau:  (ảnh 1)

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA ĐBSH VÀ ĐBSCL NĂM 2012

Nhận xét đúng về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là

Xem đáp án » 27/12/2021 506

Câu 12:

Vùng nào nước ta có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất?

Xem đáp án » 27/12/2021 495

Câu 13:

Hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án » 27/12/2021 404

Câu 14:

Điểm nào sau đây không đúng khi nói về biểu hiện của sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án » 27/12/2021 388

Câu 15:

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án » 27/12/2021 321

LÝ THUYẾT

1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng

a) Vị trí địa lí

- Khái quát: Gồm 10 tỉnh/thành phố; diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5%) và số dân 21,3 triệu người (21,9 % dân số cả nước - 2019).

- Vị trí địa lí: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Biển Đông.

b) Tài nguyên thiên nhiên

- Đất nông nghiệp: 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa với 1 mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, thâm canh, xen canh và tăng vụ.

- Tài nguyên nước: phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).

- Biển: có khả năng phát triển cảng biển, du lịch, thuỷ hải sản.

- Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh; ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về khí đốt.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư, lao động: nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

- Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển mạnh, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật: tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống. Các thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

Kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng

2. Các hạn chế chủ yếu của vùng

- Có số dân đông nhất cả nước. Mật độ dân số cao 1420 người/km2, gấp 4,9 lần mật độ cả nước (2019), gây khó khăn cho giải quyết việc làm.

- Chịu ảnh hưởng của những thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... Một số loại tài nguyên (đất, nước trên mặt,...) bị suy thoái.

- Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp; phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng.

DÂN SỐ, DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG, SẢN LƯỢNG VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC CÓ HẠT THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CẢ NƯỚC QUA CÁC NĂM

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính

BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

a) Thực trạng

- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm; công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên, còn chậm.

b) Các định hướng chính

- Xu hướng chung: tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp); tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành

+ Khu vực I: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả), tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

+ Khu vực II: quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực - thực phẩm, dệt - may và da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử).

+ Khu vực III: du lịch là ngành tiềm năng. Các dịch vụ khác: tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,... phát triển mạnh.