Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển
A. cây lúa nước.
B. cây công nghiệp lâu năm.
C. cây công nghiệp hàng năm.
D. các loại cây rau đậu.
Đáp án: C
Giải thích: Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hàng năm.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Các cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện ở Bắc Trung Bộ là
Cho đến nay, mạng lưới giao thông của Bắc Trung Bộ chủ yếu gồm có
Hiện nay, việc nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn được phát triển khá mạnh, đang làm thay đổi
Ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ đã hình thành các vùng chuyên canh
Ý nghĩa nào sau đây không phải của đường Hồ Chí Minh ở Bắc Trung Bộ?
Phát biểu nào sau đây không đúng về hoạt động khai thác thế mạnh lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về điều kiện của vị trí địa lí để Bắc Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở?
1. Có một số cảng là lối thông ra biển của Lào và Đông Bắc Thái Lan.
2. Có một số tuyến đường bộ hướng đông - tây mở mối giao lưu với nước bạn.
3. Liền kề và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vùng Đồng bằng sông Hồng.
4. Nằm trên các tuyến đường giao thông nối với hai đầu đất nước.
1. Khái quát chung
- Gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
- Diện tích: 51,5 nghìn km2 (15,6%), số dân 10,9 triệu người (11,2% - 2019).
- Hình dạng: Là vùng kéo dài, hẹp ngang nhất nước ta.
- Giáp: Đồng bằng sông Hồng, TDMNBB, Biển Đông, Lào.
-> Thuận lợi giao lưu văn hóa, xã hội, kinh tế với các vùng bằng đường sắt, bộ và biển.
2. Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp
- Có ý nghĩa đối với hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng:
+ Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.
+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
+ Tỉ trọng công nghiệp còn bé.
- Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp.
Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của vùng
a) Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp
- Diện tích rừng 2,22 triệu ha, chiếm khoảng 21,5% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 43,1% (năm 2019), chỉ đứng sau Tây Nguyên.
- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa,...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.
Rừng nhiệt đới ở vùng phía Tây Nghệ An
- Hiện nay, rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng sâu giáp biên giới Việt - Lào.
- Rừng sản xuất chiếm khoảng 35% diện tích, còn khoảng 49% diện tích là rừng phòng hộ và 16% là rừng đặc dụng.
- Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm, điều hoà nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.
- Trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc.
b) Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển
- Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (đàn trâu 750 nghìn con, đàn bò 1,1 trịệu con).
- Đất badan (diện tích tuy không lớn, nhưng khá màu mỡ) là nơi hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè).
- Trên các đồng bằng phần lớn là đất cát pha thuận lợi phát triển cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá,...), không thuận lợi cho cây lúa. Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.
Cây mía được trồng nhiều ở Thanh Hóa
c) Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp
- Các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển (Nghệ An là tỉnh trọng điểm đánh bắt cá biển).
- Nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh.
- Khó khăn: Tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính nên nguồn thủy sản ven bờ suy giảm.
KHAI THÁC MỘT SỐ THẾ MẠNH CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ
3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
a) Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá
* Điều kiện phát triển
- Tiềm năng khoáng sản tương đối phong phú (chỉ đứng sau TDMNBB).
- Nguồn nguyên liệu từ nông - lâm - ngư nghiệp.
- Lao động dồi dào và tương đối rẻ.
* Hạn chế
- Cơ sở kĩ thuật lạc hậu, thiếu nhiên liệu và năng lượng.
- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế.
* Kết quả
- Cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi sắp tới.
- Một số khoáng sản vẫn còn ở dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể (crômít, thiếc,...).
b) Phương hướng
* Tăng cường cơ sở năng lượng cho vùng
- Sử dụng điện qua đường dây 500kV.
- Một số nhà máy thuỷ điện: Bản Vẽ (Nghệ An) 320MW, Cửa Đại (Thanh Hóa) 97MW, Rào Quán (Quảng Trị) 64MW.
Thủy điện Bản Vẽ, Nghệ An
* Hiện đại hóa các trung tâm công nghiệp
- Các trung tâm công nghiệp của vùng là Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được chú trọng nên công nghiệp của vùng có nhiều thuận lợi phát triển.
* Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải
- Mạng lưới giao thông: quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9), đường Hồ Chí Minh.
- Hàng loạt cửa khẩu được mở để phát triển giao thương với các nước láng giềng (Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng).
- Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng, hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây).
- Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) được nâng cấp.
Cảng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh