Cây trồng chính của vùng Đông Nam Bộ là
A. Cao su.
B. Cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm.
C. Cây công nghiệp nhiệt đới.
D. Lúa gạo.
Giải thích: Mục 2, SGK/177 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là do
Vấn đề nào sau đây cần giải quyết khi khai thác lãnh theo chiều sâu trong nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ?
Vấn đề không đặt ra đối với việc phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ hiện nay là
Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
Vấn đề tiêu biểu nhất của Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là
Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng nào sau đây?
Biểu hiện nào không thể hiện được Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất?
Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là
Cây công nghiệp có vị trí quan trọng nhất đối với vùng Đông Nam Bộ là
Công trình thủy lợi Dầu Tiếng ở vùng Đông Nam Bộ thuộc tỉnh nào sau đây?
Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở điểm nào sau đây?
Do sự hình thành và phát triển công nghiệp khai thác dầu khí nên khu vực Đông Nam Bộ đã có những chuyển biến nào dưới đây?
Có bao nhiêu vấn đề sau đây được đặt ra trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?
1. Vấn đề thủy lợi.
2. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng.
3. Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông.
4. Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn.
1. Khái quát chung
MỘT SỐ CHỈ SỐ CỦA ĐÔNG NAM BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC (Đơn vị: %)
- Gồm 6 tỉnh/thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Diện tích: 23,6 nghìn km2 (7,1%), số dân 17,9 triệu người (18,6% - 2019), dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
- Nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển, cơ cấu kinh tế phát triển hoàn thiện.
- Có ưu thế về vị trí, lao động, cơ sở vật chất, chính sách phát triển, thu hút đầu tư, Đông Nam Bộ đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng.
2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
a) Công nghiệp
- Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
+ Thuỷ điện: Trị An (400MW), Thác Mơ (150MW), Cần Đơn.
+ Nhiệt điện: Trung tâm điện lực Phú Mĩ (các nhà máy Phú Mĩ 1, Phú Mĩ 2, Phú Mĩ 3 và Phú Mĩ 4), Bà Rịa, Thủ Đức,...
+ Đường dây cao áp 500kV Hoà Bình - Phú Lâm. Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500kV được xây dựng.
- Mở rộng quan hệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Chú ý, quan tâm đến vấn đề môi trường.
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn tấn)
b) Dịch vụ
- Ngành du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
- Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng: thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch,...
- Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế đầu tàu của vùng Đông Nam Bộ
c) Nông nghiệp
- Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng: Dầu Tiếng, dự án thuỷ lợi Phước Hoà,...
- Thay đổi cơ cấu cây trồng, vùng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, vườn quốc gia,…
d) Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Khai thác và đánh bắt thủy, hải sản biển.
- Khoáng sản biển: dầu khí, cát, titan,…
- Du lịch biển: bãi tắm, du lịch đảo.
- Giao thông vận tải biển.
- Chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ