IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 89737 câu hỏi trên 1795 trang

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:

BÁC HỒ TẮM CHO TRẺ EM VIỆC BẮC

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi (ảnh 1)

Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pác Bó cuối năm 1944.

Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng, Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.

Người tự tay cởi quân áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kì cọ cho từng cháu. Chúng vừa tắm, vừng vui đùa bắn cả nước vào Bác.

Trong số bọn trẻ được Bác tắm cho hôm đó có cháu Thân bị chốc đầu, tóc dính bết. Tắm gội xong, Bác còn làm thuốc đắp cho cháu. Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào:

- Không saao, chỉ một lát là hết xót ngay thôi cháu ạ!

Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đứng quanh đó.

- Các cô các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quan năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.

Chúng tôi im lặng, cảm động. Trông thấy mấy cháu mặc quần áo bẩn và rách, Bác không vui:

- Các cháu này con cô chú nào đây? Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn quần áo bẩn mang đi giặt, chỗ nào rách thì khâu lại.

Có một bà cố gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục nói:

- Ông già này là con người quý giá lắm đấy!

Rồi bà cố bảo bố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ.

Bác tỏ vẻ không bằng lòng:

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn các đồng chí?

Và người đứng dậy bê bát cháo trứng gà mời bà cố ăn rồi nói:

- Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều, cần ăn cho khỏe để sống đến ngày đất nước độc lập vui hưởng thái bình.

Thật bình dị, mà rất đỗi thân quen!

(Theo 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,NXB Chính trị Quốc gia, 2007)

a. Bác Hồ đã thể hiện lòng yêu thương con người như thế nào qua câu chuyện trên?

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi

DÒNG HỌ HIẾU HỌC ĐIỂN HÌNH Ở QUẢNG YÊN

Quảng Yên là vùng đất có truyền thống hiếu học. Trong đó, dòng họ Lê là một trong những dòng họ điển hình trên địa bàn thị xã duy trì tốt phong trào khuyến học, khuyến tài. Với truyền thống hiếu học, thời gian qua difng họ Lê đã đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng xã hội học tập, xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển.

Dòng họ Lê có gốc gác ở làng Đồng Lầm, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long (Hà Nội). Cách đây chừng 600 năm, ông Tổ dòng họ di cư khai hoang mở đất ở khu Làng Cốc, Hưng Yên (nay là phương Phong Cốc, thị xã Quảng Yên). Dòng họ Lê có truyền thống hiếu học suốt 22 đời nay. Đến nay, dòng họ có 10 người là thiếu tướng, đại tá, phó giáo sư; 7 tiến sĩ và trên 300 thạc sĩ, cử nhân…

Để tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, Hội đồng gia tộc họ Lê đã sớm thành lập Ban Khuyến học. Hưởng ứng phong trào xây dựng “Dòng họ hiếu học”, Ban Khuến học phường đã vận động các gia đình trong dòng họ đăng kí và phán đấu trở thành “Gia đình hiếu học”; tích cực vận động, khuyến khích con cháu tham gia trở thành hội viên của hội khuyến học các cấp; đóng góp, xây dựng, ủng hộ Quỹ Khuyến học của dòng họ, địa phương và ở các đơn vị con cháu học tập, công tác,… Quỹ Khuyến học của dòng họ Lê nhiều năm nay luôn duy trì mức 200 triệu đồng.

Đã thành thông lệ, trong tháng Giêng hằng năm, vào dịp giỗ Tổ và thanh minh, tại Nhà thờ Tổ họ Lê ở khu 5, phương Phong Cốc (thị xã Quảng Yên), con cháu dòng họ lại tập trung đông đủ để ôn lại truyền thống gia tộc. Dịp này, Hội đồng gia tộc dòng họ tổ chức tuyên dương con cháu thành đạt, vượt khó học giỏi. Đặc biệt, đối với những người có thành tích nổi bật trong học tập đã được Hội đồng gia tộc tặng bức tượng cử nhân và được ghi tên trong Sổ vàng truyền thống của dòng họ. Đây là phần thưởng cao quý thể hiện sự ghi nhận, có ý nghĩa động viên, khích lệ con cháu của dòng họ; nhắc nhở con cháu khắc ghi, phát huy truyền thống gia tộc và cũng là dịp để Hội đồng gia tộc báo công với tổ tiên, họ hàng về những phấn đấu, nỗ lực của con cháu trong dòng họ.

(Theo Nguyễn Huế, báo Quảng Ninh, ngày 12/05/2020)

a. Truyền thống của dòng họ Lê ở Quảng Yên được thể hiện như thế nào trong câu chuyện trên?

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:

BÁC HỒ TẮM CHO TRẺ EM VIỆC BẮC

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi (ảnh 1)

Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pác Bó cuối năm 1944.

Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng, Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.

Người tự tay cởi quân áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kì cọ cho từng cháu. Chúng vừa tắm, vừng vui đùa bắn cả nước vào Bác.

Trong số bọn trẻ được Bác tắm cho hôm đó có cháu Thân bị chốc đầu, tóc dính bết. Tắm gội xong, Bác còn làm thuốc đắp cho cháu. Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào:

- Không saao, chỉ một lát là hết xót ngay thôi cháu ạ!

Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đứng quanh đó.

- Các cô các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quan năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.

Chúng tôi im lặng, cảm động. Trông thấy mấy cháu mặc quần áo bẩn và rách, Bác không vui:

- Các cháu này con cô chú nào đây? Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn quần áo bẩn mang đi giặt, chỗ nào rách thì khâu lại.

Có một bà cố gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục nói:

- Ông già này là con người quý giá lắm đấy!

Rồi bà cố bảo bố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ.

Bác tỏ vẻ không bằng lòng:

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn các đồng chí?

Và người đứng dậy bê bát cháo trứng gà mời bà cố ăn rồi nói:

- Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều, cần ăn cho khỏe để sống đến ngày đất nước độc lập vui hưởng thái bình.

Thật bình dị, mà rất đỗi thân quen!

(Theo 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,NXB Chính trị Quốc gia, 2007)

a. Bác Hồ đã thể hiện lòng yêu thương con người như thế nào qua câu chuyện trên?

HAI BÀN TAY

Năm ấy, Bác Hồ còn trẻ lắm, mới khoảng 21 tuổi. Một hôm, anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:

- Anh Lê, anh có yêu nước không?

Người bạn đột nhiên đáp:

- Tất nhiên là có chứ!

Anh Ba nói tiếp:

- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, cí như đau ốm,… Anh muốn đi với tôi không?

Anh Lê đáp:

- Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

- Đây, tiền đây. - Anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay - Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về chuyến đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tau của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau: phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết,… và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.

(Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1980)