Sách bài tập GDCD 6 Bài 2: Yêu thương con người - Cánh diều
-
2259 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết mỗi hình ảnh nói lên điều gì về lòng yêu thương con người.
- Hình 1: chiến sĩ bộ đội hỗ trợ nhân dân vùng lũ lụt
- Hình 2: em học sinh đang giúp một cụ già qua đường
- Hình 3: Hiến máu cứu người
- Hình 4: Giúp đỡ người dân bị tai nạn
- Hình 5: các chiến sĩ bộ đội hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân vùng lũ
- Hình 6: nhường ghế cho người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi đi xe bus.
Câu 2:
Tìm 5 biểu hiện của yêu thương con người và 5 biểu hiện không yêu thương con người.
Biểu hiện yêu thương con người |
Biểu hiện không yêu thương con người |
Ủng hộ quần áo, sách vở cho trẻ em vùng cao |
Gây sự, đánh nhau với bạn |
Hiến máu nhân đạo |
Thấy người gặp khó khăn nhưng cố tình làm ngơ, không giúp đỡ |
Giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt |
Trêu trọc người khuyết tật |
Quyên góp vào Quỹ vaccine Covid-19 |
Không tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19 |
Lắng nghe, chia sẻ, động viên khi người thân/ bạn bè gặp chuyện buồn |
Vô cảm trước nỗi buồn, sự mất mát của người khác |
Câu 3:
Trong những việc làm sau, việc nào nên làm và việc nào không nên làm?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành vi, việc làm |
Nên làm |
Không nên làm
|
A. Thường xuyên làm bài tập cho bạn |
|
|
B. Quan tâm, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ |
|
|
C. Quyên góp tiền giúp đỡ gia đình nghèo |
|
|
D. Nhường ghế trong xe buýt cho người cao tuổi |
|
Hành vi, việc làm |
Nên làm |
Không nên làm |
A. Thường xuyên làm bài tập cho bạn |
X |
|
B. Quan tâm, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ |
X |
|
C. Quyên góp tiền giúp đỡ gia đình nghèo |
X |
|
D. Nhường ghế trong xe buýt cho người cao tuổi |
X |
|
E. Chỉ yêu quý bạn thân của mình |
X |
|
G. Ghét những bạn đã góp ý về mình trong cuộc họp |
X |
|
H. Giúp bạn chép bài khi bạn ốm |
X |
|
I. Quyên góp quần áo, sách để ủng hộ bạn vùng lũ lụt |
X |
Câu 4:
Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là yêu thương con người?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chăm sóc mẹ khi mẹ bị ốm.
B. Làm bài tập giúp bạn khi bạn không làm kịp.
C. Dành tiền lì xì năm mới ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt.
D. Nhường chỗ cho phụ nữ có thai trong xe buýt
Chọn đáp án B
Theo em, hành vi, việc làm không phải là yêu thương con người là làm bài tập giúp bạn khi không làm kịp, vì hành động này khiến bạn trở nên lười biếng, ỷ lại.
Câu 5:
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
BÁC HỒ TẮM CHO TRẺ EM VIỆC BẮC
Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pác Bó cuối năm 1944.
Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng, Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.
Người tự tay cởi quân áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kì cọ cho từng cháu. Chúng vừa tắm, vừng vui đùa bắn cả nước vào Bác.
Trong số bọn trẻ được Bác tắm cho hôm đó có cháu Thân bị chốc đầu, tóc dính bết. Tắm gội xong, Bác còn làm thuốc đắp cho cháu. Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào:
- Không saao, chỉ một lát là hết xót ngay thôi cháu ạ!
Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đứng quanh đó.
- Các cô các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quan năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.
Chúng tôi im lặng, cảm động. Trông thấy mấy cháu mặc quần áo bẩn và rách, Bác không vui:
- Các cháu này con cô chú nào đây? Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn quần áo bẩn mang đi giặt, chỗ nào rách thì khâu lại.
Có một bà cố gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục nói:
- Ông già này là con người quý giá lắm đấy!
Rồi bà cố bảo bố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ.
Bác tỏ vẻ không bằng lòng:
- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn các đồng chí?
Và người đứng dậy bê bát cháo trứng gà mời bà cố ăn rồi nói:
- Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều, cần ăn cho khỏe để sống đến ngày đất nước độc lập vui hưởng thái bình.
Thật bình dị, mà rất đỗi thân quen!
(Theo 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,NXB Chính trị Quốc gia, 2007)
a. Bác Hồ đã thể hiện lòng yêu thương con người như thế nào qua câu chuyện trên?
a. Trong câu chuyện, lòng yêu thương con người của Bác Hồ được thể hiện ở những chi tiết:
- Bác tự tay tắm cho những em nhỏ
- Bác làm thuốc đắp cho bé Thân bị chốc đầu, dỗ dành khi Thân kêu xót.
- Bác khuyên nhủ cha mẹ phải giữ gìn sự sạch sẽ cho con cái
- Bác không vui vì thấy mấy cháu bé mặc quần áo bẩn và rách.
- Bác mời bà cụ ăn bát cháo đánh trứng gà và nói đó mới là người cần được đối đãi đặc biệt.
Câu 6:
b. Tấm lòng của Bác Hồ đối với cụ già và trẻ em thể hiện lòng yêu thương con người. Tấm lòng ấy giúp cho những người được đón nhận tình yêu thương cảm thấy ấm áp, trân trọng và càng thêm kính phục Bác.
Câu 7:
Trong các câu ca dao, tục ngữ sau, câu nào nói về lòng yêu thương con người lòng yêu thương con người?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Ăn cây nào rào cây ấy
B. Lá lành đùm lá rách
C. Chết vinh còn hơn sống nhục
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
E. Chia ngọt sẻ bùi
G. Nhường cơm xẻ áo
H. Chị ngã em nâng
I. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu 8:
Ông B là một người khỏe mạnh và tốt bụng trong thôn H. Nhưng trong một lần xây nhà, giàn giáo đổ sập, khiến ông bị ngã và bị thương ở chân. Sau một thời gian đi chữa, vết thương lành lặn, nhưng cũng từ đó ông phải đi tập tễnh. Mỗi lần thấy ông, một số trẻ em trong thôn lại chế giễu, nhại dáng đi của ông.
a. Em có nhận xét gì về hành vi của một số trẻ em trong tình huống trên?
Câu 9:
Câu 10:
Một buổi chiều mùa hè nắng gắt, Mạnh đang cùng các bạn đi trên đường thì thấy một bà cụ đang ngồi ven đường. Nhìn bà cụ rất mệt mỏi, mặt tái mét. Thấy vậy, Mạnh bảo các bạn dừng xe, hỏi han bà mấy câu mới biết bà cụ bị say nắng không thể đi được nữa. Thấy vậy, Mạnh nói các bạn cùng đỡ bà ngồi lên xe của mình, rồi cùng các bạn đưa bà về nhà.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của Mạnh?
Câu 11:
Câu 12:
Hãy tự nhận xét bản thân về những việc em đã làm được và những việc chưa làm được thể hiện tình yêu thương con người:
Việc đã làm để thể hiện tình yêu thương con người |
Việc chưa làm được |
Phương hướng khắc phục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Việc đã làm để thể hiện tình yêu thương con người |
Việc chưa làm được |
Phương hướng khắc phục |
Ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, cha mẹ |
Tranh giành đồ chơi cho em |
Học cách chia sẻ, nhường nhịn người khác |
Tham gia các phong trào thiện nguyện khi địa phương, nhà trường tổ chức. |
Mải chơi, chưa giúp bố mẹ làm việc nhà |
Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, những công việc vừa sức, như: quét nhà; rửa bát; dọn phòng… |
Nhường ghế cho người già khi đi xe buýt |
|
|
Câu 13:
Theo em, vì sao mỗi chúng ta cần phải có lòng yêu thương con người?
- Cúng ta cần phải có lòng yêu thương con người vì:
+ Chỉ khi có tình yêu thương con người, mỗi cá nhân mới biết cách sống đẹp hơn, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì người khác.
+ Đồng thời, tình yêu thương cũng khiến xã hội cũng trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
Câu 14:
Lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và đối với xã hội?
Ý nghĩa của lòng yêu thương con người:
- Lòng yêu thương con người là tình cảm quý giá, một giá trị nhân văn và là truyền thống quý báu của dân tộc mà mỗi chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy.
- Tình yêu thương con người giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì người khác.
- Tình yêu thương con người làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng và ngày càng tốt đẹp hơn.