Bài 6: Câu lệnh điều kiện có đáp án
-
370 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cách viết nào dưới đây là cách viết ĐÚNG của câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ trong ngôn ngữ lập trình C++?
Đáp án đúng là: B
Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ là:
if ( <điều kiện>) <câu lệnh 1>; else <câu lệnh 2>;
Trong đó: Câu lệnh 1 được thực hiện khi điều kiện là đúng, câu lệnh 2 được thực hiện khi biểu thức điều kiện sai.
Câu 2:
Với cấu trúc rẽ nhánh if (<điều</kiện>) <câu</lệnh>, câu lệnh được thực hiện khi:
Đáp án đúng là: B
Với cấu trúc rẽ nhánh if (<điều kiện>) <câu lệnh>, điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng (có giá trị true) thì câu lệnh sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua.
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây có thể làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh?
Đáp án đúng là: A
Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh là biểu thức quan hệ (Sử dụng các phép toán quan hệ < (nhỏ hơn), <= (nhỏ hơn hoặc bằng), > (lớn hơn), >= (lớn hơn hoặc bằng), == (bằng), != (khác)) hoặc biểu thức lôgic (sử dụng các phép toán loogic ! (phủ định), || (hoặc), && (và)).
Câu 4:
Cho chương trình C++ sau:
#include<bits/stdc++.h>
using namespace std;
int main(){ int a = 6, b = 9, c=10;
if (a > b) c=7
else c = 5;
cout<<c; }
Kết quả của đoạn chương trình trên là:
Đáp án đúng là: A
Khi kiểm tra điều kiện (a>b) thì cho kết quả sai nên câu lệnh sau else được thực hiện tức là c nhận giá trị là 5.
Câu 5:
Cho chương trình C++ sau:
#include<bits/stdc++.h>
using namespace std;
int main(){ x=8; y=10;
if (x>y)
{ t = x; x= y; y= t; }
else x =y ;
cout<< “x=”<<x<< “,y=”<<y;
}
Kết quả khi chạy chương trình trên là:
Đáp án đúng là: B
Khi kiểm tra điều kiện (x>y) thì cho kết quả sai nên câu lệnh sau else được thực hiện, tức là x được gán giá trị của biến y, mà y có giá trị =10.
Câu 6:
Để kiểm tra xem a có chia hết cho b không thì ta viết biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh của C++?
Đáp án đúng là: A
Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh là biểu thức quan hệ (Sử dụng các phép toán quan hệ == (bằng)); muốn biết a có chia hết cho b hay không thì ta kiểm tra xem a chia cho b dư bao nhiêu, nếu dư 0 thì chia hết mà phép chia lấy dư trong C++ là %.
Câu 7:
Cho chương trình C++ sau:
#include<bits/stdc++.h>
using namespace std;
int main(){
int k=10, d=25;
if ((k%3)&&(d/16)) k=k+5;
cout<< “k=”<<k; }
Kết quả khi chạy chương trình trên là:
Đáp án đúng là: B
Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh sử dụng phép toán lôgic && muốn có giá trị đúng thì các biểu thức tham gia phải cho giá trị đúng tức giá trị >=1; như vậy khi k=10 thì k%3=1; d=25 thì d/16=1 vậy điều kiện (k%3)&&(d/16) cho giá trị đúng nên câu lệnh k=k+5 được thực hiện.
Câu 8:
Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:
if (45 %3== 0) X =X+2;
(Biết rằng trước đó giá trị của biến X = 5)
Đáp án đúng là: C
Ta có 45% 3 =0 (phép lấy dư) → đúng nên thực hiện câu lệnh → X= X + 2 = 5 +2 =7
Câu 9:
Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:
if (X>10) X =X+1;
(Biết rằng trước đó giá trị của biến X = 5)
Đáp án đúng là: A
Ta có X>10 → sai nên không thực hiện câu lệnh X= X + 1 X=5
Câu 10:
if (a>10) b=3; else b=5;
Khi a nhận giá trị là 0 thì b nhận giá trị nào?
Đáp án đúng là: A
Ta có a>10 → sai nên thực hiện câu lệnh sau else b=5
Câu 11:
Hãy cho biết giá trị của biến X bằng bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:
if (92 %5== 0) X =X+12;
(Biết rằng trước đó giá trị của biến X =15)
Đáp án đúng là: A
Ta có 92% 5 =2 (phép lấy dư) → sai nên không thực hiện câu lệnh X= X + 12 X=15
Câu 12:
Hãy cho biết kết quả trên màn hình khi thực hiện câu lệnh:
if (int (sqrt(x)*int (sqrt(x)==x) cout<< x<< “la so chinh phuong”;
(Biết rằng trước đó giá trị của biến x =25)
Đáp án đúng là: C
Ta có int (sqrt(25))=5 Điều kiện trong câu lệnh if cho kết quả đúng Câu lệnh sau if được thực hiện. Trong câu lệnh cout theo sau dấu << là tham chiếu đến giá trị của x, sau dấu << các nội dung trong dấu nháy kép sẽ được in ra màn hình.