IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Hoạt động trải nghiệm Bài tập Chủ đề 2: Khám phá bản thân có đáp án

Bài tập Chủ đề 2: Khám phá bản thân có đáp án

Bài tập Chủ đề 2: Khám phá bản thân có đáp án

  • 148 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xác định một số nét tính cách của bản thân trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp, ứng xử với người khác.

Gợi ý:

Xác định một số nét tính cách của bản thân trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp, ứng xử với người khác. Gợi ý: (ảnh 1)

Xem đáp án

- Học sinh tìm hiểu nét tính cách của bản thân trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp, ứng xử với người khác.

- Em là người tự tin khi vui vẻ thuyết trình trước đám đông, sẵn sáng bày tỏ quan điểm cá nhân. Ngoài ra còn một số nét tính cách: cởi mở, kiên định, dịu dàng, bộc trực, ít nói… Thông qua hoạt động trong cuộc sống học sinh nêu những nét tính cách của cá nhân.


Câu 2:

Thảo luận về cách xác định tính cách của bản thân.

Gợi ý:

- Lắng nghe nhận xét của những người xung quanh.

- Căn cứ vào hành vi, thói quen, cách ứng xử,... của bản thân trong cuộc sống hằng ngày

-...

Xem đáp án

- Học sinh chia nhóm thảo luận về cách xác định tính cách của bản thân.

- Đưa ra kết quả về cách xác định: thông qua hoạt động học tập và sinh hoạt, nhận xét của bạn bè, các hoạt động xác định tính cách, tự đặc mình vào các hoàn cảnh và môi trường sống khác nhau, xác định động lực sống trong hiện tại…


Câu 3:

Chia sẻ về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của em.

Xem đáp án

 

- GV chia học sinh thành những nhóm và trình bày điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của em.

Điểm mạnh

Điểm yếu

- Tư duy tốt

- Khả năng lãnh đạo

- Khả năng thuyết trình

- Nhạy bén trước con số

- Thiếu tập trung

- Dễ bỏ cuộc

- Khả năng thích nghi kém

- Kỹ năng quản lý thời gian chưa tốt


Câu 4:

Thảo luận về tư suy tích cực và ảnh hưởng của tư duy tích cực đến cách giao tiếp, ứng xử.

Ví dụ:

Thảo luận về tư suy tích cực và ảnh hưởng của tư duy tích cực đến cách giao tiếp, ứng xử. Ví dụ: (ảnh 1)

Xem đáp án

- Học sinh đưa ra những tư duy tích cực và ảnh hưởng của tư duy tích cực đến cách giao tiếp, ứng xử.

Tư duy tích cực là cách mà bạn nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tích cực, nhưng điều này hoàn toàn không phải là lối tư duy thiếu thực tế, nhìn mọi thứ xung quanh đầy một màu hồng. Tư duy tích cực cho phép chúng ta thể hiện những mong muốn của mình thông qua “thái độ sống tích cực” để tạo ra sức mạnh cho thành công.


Câu 5:

Thảo luận về cách điểu chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

Gợi ý:

- Bình tĩnh, không nóng vội

- Đặt mình vào vị trí người khác

-...

Xem đáp án

- Cách rèn luyện tư duy tích cực:

+ Tìm sự hài hước trong tình huống xấu.

+ Tư nói với bản thân những lời tích cực thay vì tiêu cực.

+ Tập trung vào hiện tại, học hỏi từ những sai lầm.

+ Làm bạn với những người luôn lạc quan và suy nghĩ tích cực.

+ Thấu hiểu quan điểm từ cái nhìn của người khác.


Câu 6:

Thảo luận thế nào là quan điểm sống.

Gợi ý:

Thảo luận thế nào là quan điểm sống. Gợi ý:Quan niệm sống là những tư tưởng tồn tại trong đời sống tinh thần nhưng lại chính là kim chỉ nam định hướng cho những suy nghĩ và hành động của con người. (ảnh 1)

Xem đáp án

Quan niệm sống là những tư tưởng tồn tại trong đời sống tinh thần nhưng lại chính là kim chỉ nam định hướng cho những suy nghĩ và hành động của con người. Cách rèn luyện cảm xúc tích cực.

1. Đừng đổ lỗi. Hãy học cách thấu hiểu để chúng ta tiến về phía trước

2. Luyện tập tính lạc quan

3. Tất cả cảm xúc, trải nghiệm đều xứng đáng được hoan nghênh

4. Quá khứ cho ta nhiều bài học, nhưng hiện tại mới là nơi ta đang sống

 5. Cố gắng đừng để “nhà phê bình trong thâm tâm bạn” lên tiếng

 6. Làm một việc gì đó nằm ngoài vòng tròn an toàn của bản thân


Câu 7:

Quan điểm sống của cá nhân sẽ ảnh hưởng, chi phối lối sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó như thế nào? Cho ví dụ.

Xem đáp án

Quan niệm cuộc sống: Là sự đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống, bạn sẽ dùng nó để định hình các hành vi và cách bạn nhìn nhận cuộc sống. Ví dụ: Tôi quan niệm sống là “nếu không thử sao biết không được”, chính vì thế khi gặp điều gì đó mới tôi luôn tò mò và muốn thử sức với nó.


Câu 8:

Nêu một vài quan điểm sống của em

Xem đáp án

- Nêu một vài quan điểm sống mà em tâm đắc. Chú ý nêu những quan điểm sống tích cực, truyền cảm hứng.

Quan điểm 1: Đau đớn, tổn thương và thất bại khiến con người mạnh mẽ

Quan điểm 2: Tin tưởng vào năng lực của bản thân.

Quan điểm 3: Một ngàn tiểu thành tựu tạo thành một đại thành tựu.

Quan điểm 4: Không có đường tắt, đường tắt thường kèm theo hủy diệt.


Câu 9:

Tranh biện về một số quan điểm sống sau:

- “Có chí thì nên” – Tục ngữ Việt Nam:

- “Thất bại là mẹ của thành công” – Khuyết danh.

- “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – Tục ngữ Việt Nam.

Xem đáp án

- GV chia học sinh thành các nhóm và tranh biện về các quan niệm sống được đưa ra.

- “Có chí thì nên” – Tục ngữ Việt Nam: Đề cao việc rèn luyện chăm chỉ, kiên trì.

- “Thất bại là mẹ của thành công” – Tinh thần suy nghĩ tích cực, vượt lên thất bại.

- “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – Coi trọng giá trị cốt lõi, tâm hồn hơn vẻ bề ngoài.


Câu 10:

Lập kế hoạch để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu về tính cách của bản thân.

Gợi ý:

Lập kế hoạch để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu về tính cách của bản thân. Gợi ý: (ảnh 1)

Xem đáp án

- Học sinh lập kế hoạch để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu về tính cách của bản thân theo gợi ý.

- Xác định những điểm mạnh/ điểm yếu để có phương pháp rèn luyện cho phù hợp.


Câu 11:

Rèn luyện tính cách theo kế hoạch đã xây dựng.

Xem đáp án

- Thực hành rèn luyện theo kế hoạch đã xây dựng.

- Học sinh thực hành theo kế hoạch, kiên trì và cầu tiến để đạt kết quả tốt.


Câu 12:

Chia sẻ kết quả và những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện.

Xem đáp án

- Dựa vào hoạt động rèn luyện chia sẻ kết quả: Hoàn thành/ hoàn thành tốt/ chưa hoàn thành.

- Chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện: không tuân thủ kế hoạch, không làm hết được những mục tiêu…


Câu 13:

Đề xuất cách ứng xử thể hiện tư duy tích cực trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Tùng không đến dự sinh nhật Tuấn như đã hẹn.

Tình huống 2: Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới.

Xem đáp án

- Học sinh đề xuất cách ứng xử thể hiện tư duy tích cực trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Tùng không đến dự sinh nhật Tuấn như đã hẹn. Tuấn nên hỏi lí do tại sao Tùng không đến như đã hẹn và lắng nghe Tuấn.

Tình huống 2: Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới. Mai nói với bố mẹ về tình huống đi chơi và đưa ra những cam kết an toàn khi đi chơi vì đi chơi xa với bạn khác giới là một việc nguy hiểm.


Câu 14:

Chia sẻ về cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân trong cuộc sống.

Xem đáp án

- Sắp xếp suy nghĩ

- Xác định những suy nghĩ tiêu cực.

- Học cách hành động tích cực

- Lắng nghe những câu chuyện tích cực.


Câu 15:

- Rèn luyện tính cách và điều chỉnh tư duy của bản thân theo hướng tích cực.

- Chia sẻ kết quả và những khó khăn trong quá trình thực hiện.

Xem đáp án

 GV chia học sinh thành các nhóm để chia sẻ về cách rèn luyện tính cách và điều chỉnh tư duy của bản thân theo hướng tích cực ở những phần trước.

- Lập bảng chia sẻ kết quả và những khó khăn trong quá trình thực hiện. Từ đó các nhóm học sinh cùng cải thiện kết quả cho tốt hơn.


Câu 16:

- Nêu quan điểm của em về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay và liên hệ bản thân.

- Chia sẻ những quan điểm sống của em với bạn bè và những người xunh quanh.

Xem đáp án

Thanh niên hiện nay là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình. Khi vấp ngã họ không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy để đi tiếp con đường mình đã chọn. Bên cạnh đó, người có lí tưởng sống còn là người biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.

Với em việc sống có lí tưởng mang đến cho con người nhiều lợi ích, ý nghĩa tốt đẹp: nó giúp ta đạt những thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng. Ngoài ra, chúng ta còn tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm chỉ, cần cù, lạc quan… khiến ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo.


Câu 17:

- Học sinh đánh giá những điều em đã đạt/ chưa đạt về những điều em đã làm được sau bài học. - Xác định được quan điểm sống tích cực cho bản thân và biết điều chỉnh tư duy bản thân theo hướng tích cực. (ảnh 1)

Xem đáp án

- Học sinh đánh giá những điều em đã đạt/ chưa đạt về những điều em đã làm được sau bài học.

- Xác định được quan điểm sống tích cực cho bản thân và biết điều chỉnh tư duy bản thân theo hướng tích cực.


Bắt đầu thi ngay