Bài tập Điểm mạnh, điểm hạn chế của tôi có đáp án
-
59 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy xác định và chia sẻ với bạn bè về những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập, trong cuộc sống.
Gợi ý:
- Em xác định những điểm mạnh và điểm yếu trong học tập và cuộc sống theo gợi ý.
|
Điểm mạnh |
Điểm hạn chế |
1. Trong học tập |
- Tích cực phát biểu, xây dựng bài - Làm bài tập đầy đủ |
- Thiếu sự sáng tạo trong học tập. - Còn chưa tự giác |
2. Trong cuộc sống |
- Giúp đỡ và yêu thương mọi người |
- Chưa đúng giờ hẹn |
Câu 2:
Em hãy cùng các bạn chơi trò chơi “Tôi trong mắt bạn bè”.
- Các em chia thành một nhóm cùng nhau chơi trò “Tôi trong mắt bạn bè”. Mỗi bạn chuẩn bị một tờ giấy viết những điều tích cực đáng khen và điều cần cải thiện của bạn.
- Chú ý quan sát, viết chân thực và mang tính góp ý xây dựng với bạn bè.
Câu 3:
Suy ngẫm về nhận xét của các bạn:
Gợi ý:
- Những nhận xét nào của các bạn trùng với tự nhận xét về điểm mạnh, điểm hạn chế của em?
- Những nhận xét nào của các bạn khác với tự nhận xét của em?
- Suy nghĩ của em về những nhận xét khác biệt đó.
- Em ghi nhận những nhận xét tích cực và hạn chế về những. Những điểm tốt thì phát huy thêm và khắc phục những điều còn hạn chế.
- Mỗi bạn sẽ có những đánh giá chủ quan khác nhau dựa trên sự quan sát riêng, trước những nhận xét khác biệt em nên lắng nghe và chia sẻ quan điểm của mình.
Câu 4:
Thảo luận về cách thức xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
Gợi ý:
- Em xác định điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân qua các bước đã gợi ý.
- Thông qua quá trình học tập và tham gia hoạt động em sẽ bộc lộ cá tính và đặc điểm của mình. Xác định điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là điều quan trọng để em rèn luyện mình trở thành một học sinh tốt hơn.Câu 5:
Lập kế hoạch khắc phục những điểm hạn chế để tự hoàn thiện bản thân
Gợi ý:
- Em lên kế hoạch tự hoàn thiện bản thân theo gợi ý.
- Khi đã xác định được những hạn chế em sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp, cần duy trì thời gian thực hiện và có mục tiêu rõ ràng để đạt được kết quả mong muốn.
- Ví dụ khi chưa tích cực tham gia xây dựng bài trên lớp em cần đưa ra biện pháp là chủ động tìm hiểu bài ở nhà, lắng nghe cô giảng và tích cực phát biểu. Đặt mục tiêu mỗi tiết học giơi tay phát biểu một lần.
Câu 6:
Chia sẻ kế hoạch với thầy cô, bạn bè người thân trong gia đình và lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người.
- Em chia sẻ kế hoạch với thầy cô, bạn bè người thân để được lắng nghe và góp ý điều chỉnh cho phù hợp.
- Nhận xét của mọi người là điều quan trọng trong kế hoạch của em.
Câu 7:
Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.
- Sau khi đã được nghe nhận xét và góp ý, em tự xem lại kế hoạch và điều chỉnh cho phù hợp.
Câu 8:
- Kiên trì rèn luyện theo kế hoạch tự hoàn thiện bản thân đã xây dựng.
- Tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của thầy cô, bạn bè và người thân trong quá trình hoàn thiện bản thân.
- Ghi lại những kết quả em đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc em đã gặp phải.
- Em thực hành rèn luyện theo kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.