Bài tập Định hướng học tập và rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn có đáp án
Bài tập Định hướng học tập và rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn có đáp án
-
143 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sắp xếp các nhóm nghề dưới đây theo mức độ yêu thích tăng dần của em.
- HS sắp xếp các nhóm nghề dưới đây theo mức độ yêu thích tăng dần của em.
1. Công nghệ kĩ thuật
2. Máy tính và công nghệ thông tin
3. Toán và thống kê
4. Khoa học tự nhiên
5. Khoa học sự sống
6. Pháp luật
7. Kinh doanh và quản lí
8. Báo chí và thông tin
9. Khoa học xã hội và hành vi
10. Nhân văn
11. Nghệ thuật
12. Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
13. An ninh quốc phòng
14. Môi trường và bảo vệ môi trường
15. Dịch vụ vận tải
16. Du lịch, khách sạn, thể thao, và dịch vụ cá nhân
17. Dịch vụ xã hội
18. Sức khỏe
19. Thú y
20. Nông, lâm nghiệp thủy sản
21. Kiến trúc và xây dựng
22. Sản xuất và chế biến
23. Kĩ thuật
Câu 2:
Chia sẻ những hiểu biết về nhóm nghề em yêu thích.
Gợi ý:
- Tên nhóm nghề.
- Yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực đối với người làm nghề.
- Cơ hội phát triển của nhóm nghề.
-...
- Tên nhóm nghề: Nghề may mặc
- Yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực đối với người làm nghề: Cần cù, chăm chỉ, tỉ mỉ, siêng năng,...
- Cơ hội phát triển của nhóm nghề: Được giao lưu với các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.
Câu 3:
Xác định tên nhóm nghề tương ứng với các yêu cầu về phẩm chất và năng lực.
Tên các nhóm nghề lần lượt là:
- Kĩ sư
- Giáo sư
- Diễn viên
- Giáo viên, giảng viên
- Tiếp thị
Câu 4:
Xác định nhóm nghề phù hợp với phẩm chất, năng lực của bản thân.
Ví dụ:
Mình phù hợp với nhóm nghề/nghề đòi hỏi:
- Có khả năng sáng tạo, đổi mới.
- Có tính cách thân thiện.
- Diễn đạt lưu loát.
- Nấu ăn giỏi.
- Có năng khiếu thẩm mĩ.
Mình phù hợp với nhóm nghề/nghề đòi hỏi:
- Hoạt bát, nhanh nhẹn trong công việc
- Chăm học hỏi, tìm tòi kiến thức mới
- Tính kỉ luật cao
- Có khả năng thuyết trình lưu loát, tốt.
Câu 5:
Lựa chọn đối tượng và nội dung để xin ý kiến tham vấn định hướng nghề nghiệp trong các trường hợp sau:
- HS thảo luận và đưa ra những biện pháp ứng xử tình huống phù hợp.
Trường hợp 1: Em sẽ khuyên bảo bạn T lựa chọn nghề nghiệp mà bạn T thích nhất và sẽ trau dồi kiến thức và năng lực của nghề đó.
Trường hợp 2: M cần xác định sở thích và năng lực của bản thân để đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp và nói với bố mẹ M. chứ không nên nghe theo nhóm bạn thân.
Trường hợp 3: N. nên xác định rõ mong muốn của bản thân để tập trung vào một hướng xác định tránh thay đổi quá nhiều dẫn đến không hiệu quả và phù hợp.
Câu 6:
Thực hành tham vấn ý kiến về lựa chọn nghề và định hướng học tập nghề nghiệp cho bản thân.
- HS thực hành tổ chức tham vấn dưới sự hướng dẫn của thầy cô.
- Chủ động chia sẻ khó khăn và thuận lợi trong học tập định hướng nghề nghiệp của mình (đặc biệt khi có sự chuyển hướng lựa chọn nghề nghiệp).
- Nói rõ những gì mình mong muốn, đặt những câu hỏi mình muốn tìm câu trả lời.
- Lắng nghe, phân tích và sàng lọc thông tin của người tham vấn.
- Lựa chọn những gì mình thấy phù hợp nhất với bản thân.
- Tiếp tục xin ý kiến về những gì mình vừa lựa chọn (các môn học, định hướng nghề, định hướng trường, phương thức tuyển sinh,...)
Câu 7:
Chia sẻ cảm xúc của em khi tham vấn được ý kiến về hướng nghiệp cho bản thân.
- Hiểu biết thêm về nghề nghiệp.
- Có những định hướng tích cực cho tương lai.
- Buổi tham vấn hết sức ý nghĩa và có ích cho tương lai của chúng ta.
- Những mong muốn sau buổi hướng nghiệp.
Câu 8:
Tìm kiếm thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề lựa chọn theo cách thức N.thực hiện.
- HS chủ động tìm kiếm những thông tin về ngành nghề yêu thích qua các phương tiện thông tin, mạnh internet, các trang tuyển sinh của trường.
- Chú ý tìm đầy đủ thông tin, nguồn tin chính xác.
- Tìm hiểu về đặc điểm của nghề, chương trình đào tạo, trình độ và cơ sở, phương thức xét tuyển, cơ hội việc làm…
- HS lập bảng và thống kê những thông tin đã tìm được.
Câu 9:
Chia sẻ kết quả tìm hiểu thông tin về cơ sở đào tạo nghề em định lựa chọn với thầy cô, gia đình và bạn bè. Chia sẻ cách em đã tìm kiếm thông tin đó.
- Thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề lựa chọn theo cách thức N. thực hiện là:
- Trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trang thông tin điện tử của các trường đào tạo có ngành nghề liên quan.
Câu 10:
Xác định khả năng và lựa chọn các môn học phù hợp.
- HS đưa ra những xác định khả năng và lựa chọn công việc phù hợp.
Khả năng của em: Cần cù, chăm chỉ, tỉ mỉ và tự giác trong công việc.
Nhóm môn kĩ thuật: Vật lí, Toán, Hóa
Câu 11:
Chia sẻ ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch học tập theo nhóm nghề lựa chọn.
Ý nghĩa:
- Giúp các cá nhân xác định được rõ nghề trong tương lai
- Giúp phần nào mường tượng được những việc mình cần làm.
- Giúp các cá nhân duy trì và đảm bảo được các yếu tố cần thiết .
- Giúp các cá nhân nhận ra điểm tốt và chưa tốt của bản thân.
Câu 12:
Lập kế hoạch học tập theo nhóm nghề lựa chọn.
Mục tiêu |
Nhiệm vụ/hoạt động cần thực hiện |
Thời gian thực hiện |
Kênh hỗ trợ, tham vấn |
? |
? |
? |
? |
Mục tiêu |
Nhiệm vụ/hoạt động cần thực hiện |
Thời gian thực hiện |
Kênh hỗ trợ, tham vấn |
Đỗ Đại học Dệt may |
- Học tốt môn Hình học - Thực hành các kĩ năng cần thiết trong ngành học. - Trau dồi thêm những kiến thức mềm. -... |
Năm học lớp 12 |
- Cổng thông tin đào tạo Trường Đại học Dệt may - Ý kiến của người thân, bạn bè -... |
Câu 13:
Thực hiện các hoạt động học tập theo kế hoạch.
Gợi ý:
- Câu lạc bộ môn học, năng khiếu.
- Câu lạc bộ hướng nghiệp, câu lạc bộ STEM.
- Khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng liên quan đến nghề lựa chọn.
- Hoạt động thiện nguyện, tình nguyện.
- Trải nghiệm nghề nghiệp lựa chọn.
- Tìm hiểu một số kiến thức về nghề lựa chọn.
- HS thực hiện các hoạt động học tập theo kế hoạch đã đưa ra.
Ví dụ tham gia trải nghiệm nghề nghiệp đã lựa chọn: Giáo viên, hướng dẫn học tập cho các em nhỏ. Bên cạnh đó có thể lựa chọn thu thập thêm những kiến thức về nghề nghiệp: đặc điểm, môi trường làm việc… từ đó so sánh với năng lực và tính cách của bản thân để lựa chọn nghề phù hợp.
Câu 14:
Chia sẻ với thầy cô và bạn bè việc thực hiện kế hoạch học tập định hướng nghề em lựa chọn.
- Chia sẻ với thầy cô và bạn bè việc thực hiện kế hoạch học tập định hướng nghề em lựa chọn.
+ Hiểu biết thêm nhiều ngành nghề, đưa ra những định hướng cho bản thân.
+ Được trải nghiệm nhiều nghề nghiệp.
+ Hoàn thành những định hướng đặt ra.
Câu 15:
Xác định phẩm chất và năng lực cần rèn luyện phù hợp với yêu cầu của nhóm nghề định lựa chọn.
Gợi ý:
Một số phẩm chất và năng lực của nhóm nghề định lựa chọn:
- Có trách nhiệm với công việc.
- Có khả năng làm việc độc lập.
- Tính tuân thủ kỉ luật và an toàn trong lao động.
- Hợp tác với đồng nghiệp.
- Tư duy sáng tạo trong công việc.
-...
Một số phẩm chất và năng lực của nhóm nghề định lựa chọn:
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ
- Chuyên cần trong công việc
- Hợp tác với đồng nghiệp
- Tư duy sáng tạo phát triển
-...
Câu 16:
Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện những phẩm chất và năng lực phù hợp với nhóm nghề định lựa chọn.
Gợi ý:
Một số việc làm rèn luyện phẩm chất và năng lực:
- Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân/nhóm đầy đủ và đúng thời gian quy định.
- Chủ động đọc thêm và tóm tắt các tài liệu theo từng chủ đề.
- Thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường, lớp.
- Hợp tác trong công việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau cho một nhiệm vụ học tập, một bài tập.
-...
Một số việc làm rèn luyện phẩm chất và năng lực:
- Chỉnh chu và nghiêm túc trong công việc.
- Tự giác hoàn thành công việc được giao.
- Chủ động học hỏi, tìm hiểu kĩ về công việc.
- ...
Câu 17:
Chia sẻ kết quả rèn luyện những phẩm chất và năng lực phù hợp với nhóm nghề định lựa chọn.
- HS chia sẻ kết quả rèn luyện những phẩm chất và năng lực phù hợp với nhóm nghề định lựa chọn.
Nghề tôi định chọn |
Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, nghiên cứu… |
Nhóm nghề đòi hỏi phẩm chất và năng lực cơ bản nào? |
- Tỉ mỉ - Cẩn thận - Năng động, sáng tạo - Kiên trì |
Tôi đã rèn luyện như thế nào? |
- Lập kế hoạch học tập. - Luôn tuân thủ nguyên tắc. - Học tập chăm chỉ. |
Câu 18:
Đóng vai nhà tham vấn để giúp các bạn khi gặp các vấn đề dưới đây:
- GV chia học sinh thành các nhóm để cùng đóng vai nhà tham vấn và học sinh giải quyết vấn đề.
- HS lần lược đưa ra các câu hỏi, cùng nhau thảo luận và làm tham vấn.
- Lập kế hoạch tham vấn và ghi lại kết quả, bài học đạt được.
Câu 19:
Chia sẻ những khó khăn và cách giải quyết của em trong định hướng học tập nghề nghiêp.
Những khó khăn:
+ Không xác định được định hướng.
+ Định hướng không phù hợp hoàn cảnh.
+ Nghề nghiệp lựa chọn không phải điểm mạnh của bản thân.
Khi xác định được định hứng nghề nghiệp học sinh cần có những giải pháp rèn luyện và học tập nghiêm túc nhằm theo đuổi định hướng đó.
Câu 20:
Đánh giá mức độ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của chủ đề.
Tốt
Đạt
Chưa đạt
- Học sinh đánh giá Tốt/ Đạt/ Chưa đạt theo mức độ hoàn thành cá nhân.
- Thực hành xác định và tiếp tục rèn luyện kĩ năng định hướng nghề nghiệp.