Bài tập Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương có đáp án
Bài tập Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương có đáp án
-
125 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chỉ ra các kênh em có thể tìm hiểu thông tin về nhóm nghề.
Gợi ý:
- Các chương trình hướng nghiệp của nhà trường.
- Các chuyên gia hướng nghiệp.
-...
- Các kênh tuyển sinh sinh viên
- Các website giới thiệu về các nhóm nghành nghề.
- Trên các trang mạng xã hội,
- Từ người thân, gia đình, bạn bè.
Câu 2:
Chia sẻ các cách tìm hiểu thông tin nghề nghiệp.
Gợi ý:
- Phòng vấn người làm nghề.
- Xin tham vấn ý kiến từ chuyên gia hướng nghiệp.
- Trao đổi, chia sẻ với thầy cô, người thân.
- Tham gia và trải nghiệm với nghề.
- Phân tích, đánh giá các thông tin nghề nghiệp.
- Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát những người làm nghề.
-...
- Theo dõi và học hỏi từ người làm nghề
- Tìm hiểu công việc của người làm nghề
- Xin ý kiến của bạn bè thầy cô và người thân.
Câu 3:
Tìm hiểu những thông tin cần quan tâm về nhóm nghề em yêu thích.
Gợi ý:
- Sự phát triển của nhóm nghề yêu thích.
- Nhu cầu lao động xã hội của các nhóm nghề.
- Những công việc, hoạt động đặc trưng của nhóm nghề.
- Điều kiện làm việc của các nhóm nghề.
- Cơ hội phát triển nghề nghiệp và mức thu nhập đối với cá nhân.
- Những phẩm chất và năng lực cần có để làm nghề.
-...
- Tuổi đời và sự phát triển của nghề
- Cơ hội việc làm và sự phát triển trong tương lai của nghề.
- Môi trường làm việc của nghề.
Câu 4:
Thực hành tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở địa phương.
Ví dụ:
- HS thực hành theo nhóm tìm hiểu thông tin về các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở địa phương.
- Lập bảng thống kê các nhóm nghề, đặc trưng, năng lực và phẩm chất cần có.
Câu 5:
Thực hành tìm hiểu thông tin, yêu cầu cơ bản vè nhóm nghề em quan tâm.
STT |
Các thông tin cần tìm hiểu |
Ví dụ |
1 |
Nhóm nghề, nghề. |
- Nhóm nghề: Hoạt động dịch vụ. - Nghề cụ thể: Hướng dẫn viên du lịch |
2 |
Tìm hiểu hoạt động đặc trưng của nhóm nghề. |
- Dẫn và giới thiệu khách du lịch tham quan tại các địa điểm du lịch. - Hỗ trợ khách du lịch trong một số trường hợp phát sinh trong hành trình,... |
3 |
Phẩm chất và năng lực của người lao động đối với nhóm nghề đó |
- Năng lực: Tự tin giao tiếp bằng ngôn ngưc nước ngoài; thể hiện sự hiểu biết lịch sử, địa lí và văn hóa đất nước; thể hiện khả năng tổ chức, truyền tải thông tin tốt. - Phẩm chất: Yêu nước, tự trọng,... |
4 |
Yêu cầu về an toàn và sức khỏe của nhóm nghề em quan tâm |
- Đảm bảo an tòan giao thông trên đường. - Tuân thủ kỉ luật của các hành trình du lịch. - An toàn thông tin. |
Câu 6:
Chia sẻ với thầy cô, các bạn về những thông tin em tìm được liên quan đến các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nhóm nghề em quan tâm.
Thông tin về nhóm nghề kinh doanh may mặc:
- Kinh doanh các mặt hàng quần áo
- Hỗ trợ tất cả các mặt hàng may mặc trong và ngoài nước.
- Đào tạo được các phẩm chất khéo tay, chăm chỉ, tự giác,...
Câu 7:
Sắp xếp các nghề dưới đây vào ba nhóm hoạt động nghề nghiệp.
Hoạt động sản xuất:
- Sản xuất đường mía
- Công nghệ thực phẩm, dược phẩm
- Công nghệ da giày
Hoạt động kinh doanh:
- Tiếp thị
- Kinh doanh
Hoạt động dịch vụ:
- Kế toán
- Lễ tân
- Hướng dẫn du lịch
- Thiết kế thời trang
- Tài chính ngân hàng
- Công tác xã hội
- Chăm sóc sắc đẹp
Câu 8:
Chọn các nghề ở địa phương mà em biết và xếp vào ba nhóm trên.
Hoạt động sản xuất:
- Sản xuất quần áo
- Sản xuất nông nghiệp thực phẩm
Hoạt động kinh doanh:
- Kinh doanh xi măng
- Kinh doanh tạp hóa
Hoạt động dịch vụ:
- Làm tóc
- Chăm sóc, dưỡng da
Câu 9:
Mô tả một lĩnh vực nghề nghiệp thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở địa phương em.
Quy Trình 5 Bước Làm Đồ Gốm
Bước 1: Thấu Đất – Khâu Làm Đất.
Bước 2: Chuốt Gốm – Bước Tạo Hình Đồ Gốm.
Bước 3: Trang Trí Hoa Văn.
Bước 4: Tráng Men.
Bước 5: Nung Sản Phẩm Gốm
Sau đó dản phẩm được đưa ra bán và tiêu dùng qua các cửa hàng.
Câu 10:
Thảo luận về những yêu cầu đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương.
- Thời gian và không gian làm việc
- Trình độ làm việc
- Các chế độ đảm bảo an toàn nghề nghiệp, bảo hiểm
- ...
Câu 11:
Trao đổi với người thân việc thực hiện an toàn và đảm bảo sức khỏe trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ.
- Bảo hiểm y tế
- Chế độ chăm sóc và tăng lương
- Quy tắc an toàn lao động.
- Vấn đề về an toàn vệ sinh và sức khỏe.
Câu 12:
Lập kế hoạch trải nghiệm của em theo định hướng sau:
- Nghề nghiệp em có thể trải nghiệm ở địa phương: Nhà máy may mặc
- Địa điểm, thời gian, công cụ và phương tiện hoạt động: Gần nhà, từ 8h đến 15h, bàn là, máy may,...
- Xác định công việc cụ thể : Chọn những sản phẩm sai và sửa lại,....
- Các thông tin liên quan đến công việc: Xuất khẩu ra thị trường, đầu ra chất lượng,...
Câu 13:
Thực hiện kế hoạch.
1. Nghề trải nghiệm |
- Công nhân nhà máy may mặc |
2. Công việc muốn trải nghiệm |
- Quan sát các công nhân khác - Nhanh nhẹn, chăm chỉ
|
3. Yêu cầu đối với nghề |
- Học hỏi và tỉ mỉ - Cần độ chính xác và khéo tay cao |
4. Thời gian và địa điểm |
- Từ 8h đến 17h |
Câu 14:
Trao đổi, trò chuyện với nhà tuyển dụng về nghề quan tâm để tìm hiểu thêm thông tin nghề.
- Những thuận lợi và khó khăn trong công việc:
+ Thuận lợi: Được hưởng chế độ bao ăn, mặc và bảo hiểm ...
+ Khó khăn: Giờ giấc gò bó và không gian làm việc không thoải mái...
Câu 15:
Chia sẻ bài học hữu ích cho bản thân từ trải nghiệm nghề nghiệp.
Gợi ý:
- Chỉ ra những phẩm chất và năng lực cần thiết cho nghề em vừa trải nghiệm.
- Giải thích và đưa ra dẫn chứng thực tế.
- Phẩm chất và năng lực cần thiết cho nghề em vừa trải nghiệm: Sự chăm chỉ, cần cù và tỉ mỉ từng xen-ti-mét...
- Dẫn chứng thực tế: May đường chỉ, đính cúc cần sự chính xác rất cao...
Câu 16:
Thuyết trình về nghề em muốn làm trong tương lai.
- Nghề em thích: May
- Nghề em có khả năng: May
- Nghề xã hội cần: Người sản xuất
Câu 17:
Trao đổi về cách em có thể mang lại lợi ích cho địa phương từ nghề em mong muốn.
Gợi ý:
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm của nghề bằng quy trình thực hiện và quản lí khoa học.
- Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về sản phẩm trong và ngoài nước.
- Thu hút lao động tại địa phương, tạo việc làm, góp phần ổn định xã hội ,...
- HS trao đổi về cách em có thể mang lại lợi ích cho địa phương từ nghề em mong muốn.
- Đưa ra biện pháp đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, tuyên truyền…
Câu 18:
Đánh giá mức độ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của chủ đề.
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Xác định và tiếp tục rèn luyện những kĩ năng liên quan đến tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở địa phương.
- Học sinh đánh giá Tốt/ Đạt/ Chưa đạt theo mức độ hoàn thành cá nhân.
- Thực hành xác định và tiếp tục rèn luyện những kĩ năng liên quan đến tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở địa phương.