Bài tập Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và phát triển kinh tế gia đình có đáp án
Bài tập Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân và phát triển kinh tế gia đình có đáp án
-
105 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nghiên cứu và đưa ra nhận xét về kế hoạch tài chính của bạn M. trong tình huống dưới đây:
Bố mẹ cho M. mỗi tháng là 600 000 đồng để ăn sáng; 200 000 đồng tiền tiêu vặt. Bên cạnh đó, M. có thể tự kiếm thêm cho mình 200 000 đồng mỗi tháng nhờ vào một số công việc như bán phế liệu, viết bài gửi báo, làm các sản phẩm thủ công,.. Ngoài ra, ông bà còn thường khi M. đạt được thành tích trong học tập và rèn luyện. M, đã lập kế hoạch tài chính trong 3 tháng tới như sau:
- HS chia thành các nhóm đọc và phân tích kế hoạch chi tiêu của bạn M.
- Nhận xét: M. có mục tiêu rõ ràng, ghi lại các khoản thu chi đầy đủ để đưa ra những quyết định chi tiêu và tiết kiệm hợp lí.
- Một kế hoạch chi tiêu chi tiết và khoa học, hợp lí.
Câu 2:
Xác định các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân thông qua nghiên cứu tình huống trên.
- HS suy nghĩ và đưa ra cách lập kế hoạch tài chính cá nhân thông qua tình huống trên.
Các bước: Xác định mục tiêu – Xác định các khoản thu – Phân chia tài chính theo nhóm chi phí – Ra quyết định chi tiêu hợp lí.
Câu 3:
Chỉ ra một số điều cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.
Nguyên tắc:
+ Đặt chi tiêu thật cần thiết nhất lên đầu: Ăn, mặc, tiền học,...
+ Các chi tiêu khác: Mua sắm, thể thao,...
+ Các chi tiêu bất ngờ: Đám cưới, sửa đồ,...
Câu 4:
Xác định các hoạt động phát triển kinh tế gia đình.
Gợi ý:
Một số công việc trong từng hoạt động cụ thể:
- Trồng trọt: làm đất, làm cỏ, làm cây giống, thu hoạch, bảo quản, bán...
- Chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản: tìm kiếm thức ăn, cho ăn, vệ sinh chuồng trại,...
- May ,dệt: dệt vải, cắt chỉ, đóng gói,...
- Kinh doanh lưu trú: dọn phòng, tiếp tân, giặt giũ,...
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống: phụ bếp, phụ bàn, thu tiền, rửa bát, giao hàng,...
- Kinh doanh vận tải: trả lời điện thoại, bán vé, giao – nhận hàng,...
- Phụ việc nhà để cha mẹ tập trung làm việc tăng thu nhập,...
- Chăn nuôi: Mua thức ăn, cám, thuốc men, ...
- Kinh doanh tạp hóa: nguồn hàng,....
- Tăng gia sản xuất: trồng rau…
- Phụ giúp công việc buôn bán tại gia đình.
Câu 5:
Lựa chọn và chia sẻ những hoạt động phù hợp với bản thân để góp phần phát triển kinh tế gia đình.
- Những hoạt động phù hợp với bản thân để góp phần phát triển kinh tế gia đình:
+ Kinh doanh nhỏ lẻ
+ Chăn nuôi thêm tại nhà
+ Gia công các đồ dân dụng
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống: phụ bếp, phụ bàn, thu tiền, rửa bát, giao hàng,...
+ Kinh doanh vận tải: trả lời điện thoại, bán vé, giao – nhận hàng,...
+ Phụ việc nhà để cha mẹ tập trung làm việc tăng thu nhập,...
Câu 6:
Lập kế hoạch tài chính theo các bước dưới đây:
- Đặt ra các mục tiêu:
+ Mua được xe trong năm nay
+ Thuê được căn nhà mới hơn.
- Xác định các khoản thu:
+ Tiền lương hàng tháng: 10 triệu đồng
+ Chạy grab: 200.000 đến 300.000 đồng/ngày
- Phân bố tài chính hợp lí:
+ Tiền ăn hàng tháng: 2 triệu đồng
+ Tiền thuê trọ: 2 triệu đồng
+Tiền xăng xe hàng tháng: 500.000 đồng/tháng
+ Các khoản lẻ tẻ: 1 triệu đồng
+....
- Ra quyết định: Tiết kiệm 1 tháng tầm 3-4 triệu đồng.
Câu 7:
Chia sẻ kế hoạch tài chính của em với người thân và lắng nghe ý kiến đóng góp để diều chỉnh cho phù hợp.
Kế hoạch tài chính của em:
- Mua được chiếc điện thoại mới.
- Hàng tháng em đi học và đi làm thêm để ra được 1 triệu đồng.
- Các khoản tiêu: Tiền ăn + trọ : 500.000 đồng
-...
Câu 8:
Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân và đánh gía kết quả.
Đánh giá kết quả: Sau 2 tháng thực hiện theo chi tiêu thì em đã mua được chiếc điện thoại mình thích.
Câu 9:
Đề xuất các biện pháp có thể góp phần phát triển kinh tế gia đình em.
Lưu ý:
- Biện pháp góp phần phát triển kinh tế phải phù hợp với gia đình em.
- Biện pháp góp phần phát triển kinh tế phải tuân thủ những yêu cầu cảu xã hội (bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe,..)
-...
Các biện pháp có thể góp phần phát triển kinh tế gia đình em:
+ Bán thêm gạo
+ Nhận đồ may về làm thêm ngày nghỉ.
+ Đầu tư vào các hoạt động kinh doanh nhỏ.
- HS chú ý đưa ra biện pháp phù hợp với hoàn cảnh cá nhân từng gia đình.
Câu 10:
Đề xuất các bước thực hiện biện pháp mà em lựa chọn.
+ Lựa chọn loại hoạt động phát triển kinh tế gia đình (buôn bán, kinh doanh,..)
+ Lựa chọn mặt hàng mọi người ưa chuộng, dùng nhiều (gạo, vải,...)
+ Thực hiện biện pháp tiếp thị sản phẩm (rao bán trên mạng,...)
+ Xác định hiệu quả.
Câu 11:
Chia sẻ các đề xuất của em với gia đình, người thân.
- Trình bày các kế hoạch của em với gia đình, người thân.
- Lắng nghe góp ý của mọi người và tự hoàn thiện những điểm còn hạn chế trong các kế hoạch em đề xuất.
Các kế hoạch của em với gia đình, người thân:
+ Muốn lấy thêm gạo, vải về bán
+ Nuôi thêm gà, vịt để bán
+ Trồng rau, kinh doanh tạp hóa.
Câu 12:
Thực hiện một số công việc cụ thể góp phần phát triển kinh tế gia đình.
+ Lấy thêm gạo ở các cửa hàng và rao bán trên các trang mạng.
+ Làm các sản phẩm thủ công để bán
+ Nuôi trồng thêm tại gia đình.
+ Tìm các mặt hàng phù hợp để buôn bán.
Câu 13:
Chia sẻ những kết quả bước đầu sau khi tham gia các hoạt động góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Kết quả bước đầu sau khi tham gia các hoạt động góp phần phát triển kinh tế gia đình.
- Góp phần nào phát triển kinh tế gia đình
- Mọi người làm quen dần với công việc khác
- Quý trọng giá trị đồng tiền.
- Có kế hoạch chi tiêu hợp lí hơn.
Câu 14:
Duy trì hoạt động tham gia phát triển kinh tế gia đình phù hợp với bản thân.
Hoạt động tham gia phát triển kinh tế gia đình phù hợp với bản thân:
+Lấy gạo ở các đại lí và về bán.
+ Làm các sản phẩm thủ công để bán
+ Nuôi trồng thêm tại gia đình.
+ Tìm các mặt hàng phù hợp để buôn bán.
Câu 15:
Đánh giá mức độ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu của chủ đề.
Tốt
Đạt
Chưa đạt
- Học sinh đánh giá Tốt/ Đạt/ Chưa đạt theo mức độ hoàn thành cá nhân.
- Thực hành xác định và tiếp tục rèn luyện những kĩ năng quản lí tài chính.