Thứ năm, 28/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Địa lý Chuyên đề Địa lý 11 Kết nối tri thức Chuyên đề 2: Một số vấn đề về du lịch thế giới có đáp án

Chuyên đề Địa lý 11 Kết nối tri thức Chuyên đề 2: Một số vấn đề về du lịch thế giới có đáp án

Chuyên đề Địa lý 11 Kết nối tri thức Chuyên đề 2: Một số vấn đề về du lịch thế giới có đáp án

  • 74 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tài nguyên du lịch phong phú như thế nào? Các loại hình du lịch có đặc điểm gì thu hút du khách?

Xem đáp án

♦ Tài nguyên du lịch rất phong phú, thể hiện qua nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa trong đó:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, hệ sinh thái, thủy văn

- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm:

+ Di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc

+ Giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian

+ Công trình lao động, sáng tạo của con người

♦ Đặc điểm khiến cho các loại hình du lịch thu hút khách chính là:

+ Sự đa dạng và ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

+ Các loại hình du lịch được phân chia thành nhiều loại, theo nhiều tiêu chí để phù hợp với nhu cầu du lịch của khách như: du lịch theo tài nguyên, theo mục đích chuyến đi, theo đặc điểm địa lí và theo lãnh thổ.


Câu 2:

Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy chứng minh sự đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch tự nhiên.

Xem đáp án

Nhận xét chung: Tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú và đa dạng, bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác.

Chứng minh:

- Tài nguyên địa hình: là yếu tố cơ bản tạo nên thắng cảnh thu hút khách và là không gian diễn ra các hoạt động du lịch. Các dạng địa hình hấp dẫn trong khai thác du lịch gồm:

+ Địa hình núi: không khí trong lành, phong cảnh đặc sắc, sinh vật phong phú, văn hóa bản địa đặc sắc thu hút khách tham quan, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng.

+ Địa hình các-xtơ: các dạng địa hình độc đáo có tính đa dạng sinh học cao, lịch sử phát triển địa chất lí thú giúp thu hút khách tham quan du lịch mạo hiểm, nghiên cứu, khám phá.

+ Địa hình bờ biển, đảo: phong cảnh đẹp, địa hình độc đáo, hệ sinh thái biển đặc sắc phát triển nhiều loại hình du lịch.

- Tài nguyên khí hậu:

+ Nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí và tia nắng ảnh hưởng đến du lịch, tham quan, dã ngoại, leo núi.

+ Các yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến thời gian lưu trú, hình thức du lịch, mùa du lịch và việc lựa chọn điểm đến của du khách.

- Tài nguyên hệ sinh thái:

+ Hệ sinh thái phong phú, độc đáo, điển hình, mang bản sắc của từng khu vực cơ sở để phát triển du lịch sinh thái.

+ Tài nguyên sinh vật trở thành điểm thu hút quan trọng nhất đối với các sản phẩm du lịch từ thiên nhiên, như: quan sát động vật hoang dã, lặn biển, tham quan khu bảo tồn,...

+ Động thực vật phong phú làm tăng hấp dẫn, nâng cao chất lượng các điểm du lịch.

- Tài nguyên thủy văn:

+ Nước biển: có nhiệt độ ấm áp, độ trong cáo có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: tắm biển, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao nước

+ Nước trên lục địa, sông, suối, hồ, đầm được khai thác cho các hoạt động du lịch, như: chèo thuyền, câu cá, nghỉ dưỡng,…

+ Các dạng nước đóng băng thích hợp thiết kế các hoạt động thể thao mùa đông: trượt tuyết, trượt băng, đi bộ trên tuyết, leo núi băng.

- Các hiện tượng thiên nhiên kì thú diễn ra trong một thời điểm nhất định cũng kích thích sự khám phá của khách du lịch. Ví dụ: hiện tượng đêm trắng, Bắc cực quang, sao băng, hoa nở trên hoang mạc,...


Câu 3:

Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy chứng minh rằng tài nguyên du lịch văn hóa trên thế giới rất đa dạng và được sáng tạo ngày càng phong phú hơn.

Xem đáp án

Nhận xét chung: Tài nguyên du lịch văn hóa trên thế giới rất đa dạng và được sáng tạo ngày càng phong phú hơn.

Chứng minh:

- Tài nguyên du lịch từ di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc:

+ Di tích lịch sử - văn hóa: tạo nên tính hấp dẫn, bản sắc và thượng hiệu của nhiều điểm đến, giá trị thiêng liêng ngày càng thu hút khách du lịch.

+ Di tích khảo cổ, kiến trúc: chứa nhiều bí ấn, dấu ấn văn hóa là tài nguyên độc đáo, những công trình ngày càng phong phú, đa dạng, trở thành biểu tượng của quốc gia thu hút nhiều khách du lịch.

- Tài nguyên du lịch từ giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian:

+ Các giá trị văn hoá truyền thống có thể khai thác trong du lịch là nghề thủ công, ẩm thực, trang phục dân tộc,...

+ Các lễ hội truyền thống có thể xây dựng nhiều hoạt động du lịch như: tham gia lễ hội, trải nghiệm cuộc sống địa phương, nghiên cứu văn hoá bản địa,...  Các lễ hội đương đại, chủ yếu là văn hoá, thể thao ngày càng phổ biến, làm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.

+ Các loại hình văn nghệ dân gian có thể phát triển du lịch như: văn học, âm nhạc, các loại hình biểu diễn dân gian, mĩ thuật, tạo hình dân gian,... Văn nghệ dân gian mang lại giá trị cho hoạt động du lịch nghiên cứu, học tập, trải nghiệm.

- Tài nguyên du lịch từ công trình lao động, sáng tạo của con người:

+ Ở nông thôn: các cơ sở nhà ở, cơ sở sản xuất truyền thống, các toà nhà công cộng, cơ sở giao thông và các loại hình trang trại tạo nên các sản phẩm du lịch kết hợp tham quan, nghỉ dưỡng và trải nghiệm cuộc sống địa phương.

+ Ở đô thị: các công trình giáo dục, địa điểm tổ chức sự kiện văn hoá, thể thao, khoa học, công trình biểu tượng cung cấp cho du khách trải nghiệm đa dạng về văn hoá, kiến trúc, công nghệ, xã hội, giải trí. Đặc biệt kiến trúc công viên ngày càng đáp ứng được nhu cầu giải trí đa dạng của khách du lịch.


Câu 4:

Dựa vào thông tin trong mục 3, trình bày tiềm năng của tài nguyên du lịch ở Việt Nam.

Xem đáp án

♦ Tiềm năng của tài nguyên du lịch ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú:

- Về tự nhiên

+ Địa hình: nhiều khu vực núi đẹp, nhiều dạng địa hình các-xtơ, nhiều bãi biển, đảo ven bờ, xa bờ.

+ Khí hậu nhiệt đới ôn hòa và phân hóa đa dạng.

+ Hệ sinh thái: có 34 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ sinh quyển, nhiều động vật hoang dã và thủy hải sản.

+ Thủy văn: Nhiều sông, hồ, nước khoáng, nước nóng.

- Về văn hóa:

+ Di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc: Việt Nam có 8 di sản thế giới, 88 di tích quốc gia đặc biệt, nhiều di tích lịch sử cách mạng và khảo cố kiến trúc.

+ Giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian: văn hóa truyền thống đặc sắc, lễ hội phong phú quanh năm.

+ Công trình lao động, sáng tạo của con người: những ngôi làng cổ, chùa cổ, bảo tàng, nhà hát, công trình kiến trúc.


Câu 5:

Quan sát các hình ảnh và đọc thông tin mục 1,2,3,4 hãy:

- Trình bày một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới hiện nay.

- Lấy ví dụ để thấy các loại hình du lịch thường kết hợp với nhau.

Quan sát các hình ảnh và đọc thông tin mục 1,2,3,4 hãy:  - Trình bày một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới hiện nay. (ảnh 1)
Xem đáp án

Một số loại hình du lịch phổ biến trên thế giới hiện nay:

- Các loại hình du lịch rất đa dạng và ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Để phân chia loại hình du lịch, có nhiều tiêu chí khác nhau, song phổ biến nhất là: phân loại theo tài nguyên, theo mục đích chuyến đi; theo đặc điểm địa lí và theo lãnh thổ.

- Phân loại theo tài nguyên, bao gồm 2 loại hình là: du lịch thiên nhiên và du lịch văn hóa

- Phân loại theo mục đích chuyến đi, bao gồm 6 loại hình là: du lịch tham quan; du lịch giải trí; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch khám phá; du lịch công vụ và du lịch tôn giáo

- Phân loại theo đặc điểm địa lí, bao gồm 4 loại hình là: du lịch biển; du lịch núi; du lịch đô thị và du lịch nông thôn

- Phân loại theo lãnh thổ, bao gồm 2 loại hình là: du lịch nội địa và du lịch quốc tế

Ví dụ: Khách du lịch Việt Nam đi du lịch tại đền Taj Mahal của Ấn Độ là sự kết hợp giữa các loại hình du lịch như: du lịch quốc tế, du lịch văn hóa, du lịch tham quan, du lịch khám phá, du lịch tôn giáo.


Câu 6:

Dựa vào thông tin mục 5, hãy:

- Kể tên các loại hình du lịch phổ biến ở Việt Nam.

- Lấy ví dụ các điểm du lịch nổi tiếng cho từng loại hình.

Xem đáp án

- Tên các loại hình du lịch phổ biến ở Việt Nam và các điểm du lịch nổi tiếng:

+ Loại hình du lịch thiên nhiên => điểm du lịch nổi tiếng là: Vịnh Hạ Long, hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, vườn quốc gia Cúc Phương,…

+ Loại hình du lịch văn hóa => điểm du lịch nổi tiếng là: phố cổ Hội An, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, làng cổ Đường Lâm,…

+ Loại hình du lịch trải nghiệm => điểm du lịch nổi tiếng là: bản làng miền núi phía Bắc, sinh hoạt sông nước ở miền Tây, miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu Long,…

+ Loại hình du lịch nghỉ dưỡng => điểm du lịch nổi tiếng là: Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Phú Quốc,…


Câu 7:

Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày một số xu hướng phát triển du lịch trên thế giới.

Xem đáp án

- Một số xu hướng phát triển du lịch trên thế giới:

+ Phát triển bền vững: bảo tồn di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học; tôn trọng, bảo tồn các giá trị truyền thống và di sản văn hóa; đảm bảo các hoạt động kinh tế lâu dài, khả thi; mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho tất cả các bên liên quan.

+ Phát triển du lịch thông minh: đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong ngành du lịch: xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu; quản lí khách du lịch và hoạt động du lịch; ứng dụng công nghệ xanh.

+ Phát triển chuyên môn hóa và đa dạng hóa: khai thác lợi thế của từng địa phương; tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành; đa dạng hóa sản phẩm, loại hình, dịch vụ du lịch.


Câu 8:

Dựa vào thông tin mục 2, hãy nêu định hướng phát triển du lịch ở Việt Nam.

Xem đáp án

- Định hướng phát triển du lịch ở Việt Nam thay đổi theo từng thời kì, phù hợp với bối cảnh phát triển của đất nước và thế giới.

- Một số chiến lược phát triển du lịch Việt Nam hiện nay là:

+ Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

+ Phát triển du lịch bền vững trên nền tảng tăng trưởng xanh, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

+ Chú trọng phát triển du lịch văn hoá; bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hoá dân tộc.

+ Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên du lịch; đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.


Câu 9:

Dựa vào thông tin mục IV, hãy:

- Kể tên một số việc làm trong ngành du lịch.

- Liên hệ đặc điểm bản thân (mong muốn, khả năng, tính cách, sở thích) để đánh giá sự phù hợp của bản thân với nghề nghiệp trong ngành du lịch.
Xem đáp án

- Một số việc làm trong ngành du lịch:

+ Lãnh đạo phụ trách du lịch các cấp, chuyên viên, ban quản lí khu du lịch.

+ Quản lí kinh doanh du lịch: quản lí khách sạn, đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành; trưởng các bộ phận.

+ Cung ứng và kinh doanh du lịch: lễ tân, buồng, bếp, dịch vụ ăn uống, đại lí du lịch và điều hành tour.

+ Hỗ trợ kinh doanh du lịch: nhân viên hành chính, kế toán, nhân viên vệ sinh môi trường…

- Liên hệ bản thân: Bản thân em là một người thích đi du lịch, mong muốn được đi du lịch trên khắp thế giới, em thích học những ngôn ngữ mới, khám phá những nền văn hóa của các quốc gia. Vì thế em muốn học tốt ngoại ngữ để phục vụ cho nghề hướng dẫn viên du lịch mà em hướng đến trong ngành du lịch.


Câu 11:

Cho bảng số liệu sau:

Cho bảng số liệu sau: (ảnh 1)

Nhận xét số lượng và tốc độ tăng trưởng khách du lịch trên thế giới theo các loại hình du lịch, giai đoạn 2010 - 2019.

Xem đáp án

♦ Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch trên thế giới theo các loại hình du lịch,

giai đoạn 2010 - 2019 (Đơn vị: %)

 

Tham quan, giải trí

Tôn giáo, y tế, thăm người thân

Công vụ

2010

100

100

100

2015

129,8

122,3

121,7

2017

150,5

136,2

128,5

2019

159,7

143,4

134,6

Nhận xét: Nhìn chung khách du lịch trên thế giới theo các loại hình du lịch trong giai đoạn 2010 - 2019 đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau. Cụ thể:

- Loại hình tham quan giải trí:

+ Có số lượng khách du lịch cao nhất và tăng nhanh, liên tục (tăng từ 491,5 triệu người năm 2010; lên 784,8 triệu người năm 2019).

+ Là loại hình có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đạt 159,7% năm 2019.

- Loại hình du lịch tôn giáo, y tế, thăm người thân:

+ Có số lượng khách du lịch trung bình và tăng đều qua các năm (từ 263,3 triệu người năm 2010; lên 377,7 triệu người năm 2019).

+ Tốc độ tăng trưởng khá, đạt 143,4 % năm 2019.

- Loại hình du lịch công vụ:

+ Có số lượng khách du lịch thấp nhất và tăng khá ít (từ 121,7 triệu người năm 2010; lên 134,6 triệu người năm 2019, chỉ tăng 12,9 triệu người trong cả giai đoạn).

+ Tốc độ tăng trưởng chậm chạp, chỉ đạt 135,6 % năm 2019.


Câu 12:

Tìm hiểu về một nghề cụ thể liên quan đến ngành du lịch mà em quan tâm (về vị trí việc làm, yêu cầu, nhiệm vụ).

Xem đáp án

(*) Tham khảo: Tìm hiểu về nghề hướng dẫn viên du lịch

- Hướng dẫn viên du lịch là một nghề mà người hướng dẫn sẽ sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu, giải thích, hướng dẫn, giải đáp cho khách du lịch về văn hóa, lịch sử, ý nghĩa của các địa danh du lịch và các nội dung liên quan khác cần giải đáp cho khách du lịch hiểu. Một mặt khác hướng dẫn viên du lịch cũng là người hướng dẫn đoàn, lên kế hoạch di chuyển và tập trung, làm các thủ tục liên quan đến vé vào cửa tại các điểm du lịch cần mua vé cho đoàn thăm quan.

- Bạn phải rèn luyện và tập thích nghi với việc đi lại nhiều, giờ giấc không ổn định, vắng nhà thường xuyên, kể cả lễ tết. Khi đi dẫn tour cho du khách, hướng dẫn viên phải đóng khá nhiều vai là “một nhà văn hóa, nhà địa lý, nhà sử học” một nhà ngoại giao để truyền đạt thông tin cho khách tham quan, tạo ấn tượng tốt với họ. Để làm được điều đó, một hướng dẫn viên du lịch phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về văn hóa đất nước, địa phương, khả năng giao tiếp tốt có đủ tố chất và bản lĩnh để có thể tự tin để trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi.

- Công việc của một hướng dẫn viên du lịch:

+ Là người có trọng trách sử dụng ngôn ngữ để thuyết minh, giới thiệu, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho khách thăm quan, khách du lịch. Các giới thiệu này có thể bao gồm về lịch sử, văn hóa, bản sắc, giới thiệu về điểm du lịch…

+ Là người hướng dẫn, dẫn đoàn đi thăm quan, người dẫn đầu đoàn thăm quan, dẫn đường cho đoàn thăm quan. Có trọng trách đảm bảo cả đoàn di chuyển đúng, không bị lạc, tập hợp đoàn và điểm danh để di chuyển tiếp, đảm bảo an toàn cho cả đoàn.

+ Tổ chức đón khách, sắp xếp nơi nghỉ ngơi, ăn uống, tổ chức tham quan du lịch tại địa điểm tham quan du lịch, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm cho các du khách. Cung cấp đầy đủ thông tin để du khách hiểu được các thủ tục, quy định về xuất nhập cảnh, quy chế và hoạt động tham quan, những thông tin về đất nước, con người, cảnh quan tại địa điểm du lịch.

+ Theo dõi, giám sát, kiểm tra phục vụ du khách để đảm bảo phục vụ đúng và đủ làm hài lòng du khách theo yêu cầu đã thỏa thuận như trong hợp đồng. Xử lý các tình huống, sự cố xảy ra trong quá trình tham quan du lịch một cách nhanh chóng, linh hoạt.


Bắt đầu thi ngay