Đề kiểm tra học kì 2 Địa lí 11 có đáp án - Đề 3
-
1016 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trình bày và giải thích sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc?
* Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc: công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và vùng biển rộng lớn phía Đông.
* Nguyên nhân: miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp:
- Vị trí địa lí:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á,...).
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào,... thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp,...
+ Tài nguyên khoáng sản giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt, kim loại màu,...).
=> Thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
+ Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.
+ Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.
+ Ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.Câu 2:
Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á?
* Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á:
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa lớn thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Tài nguyên đất phong phú và màu mỡ: ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ, vùng núi tập trung diện tích lớn đất đỏ badan, freralit,... thuận lợi cho canh tác, hình thành các vùng chuyên canh lương thực và cây công nghiệp quy mô lớn.
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào cung cấp nguồn nước cho việc phát triển nông nghiệp, các ngành công nghiệp; đặc biệt có tiềm năng thủy điện lớn.
+ Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải; dễ dàng giao lưu hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Khoáng sản: đa dạng và nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu khí, sắt, đồng), phân bố ở khắp các nước => là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp.
+ Tài nguyên rừng giàu có, chủ yếu là rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.
- Khó khăn:
+ Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần,...
+ Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác chưa hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt,...
+ Địa hình bị chia cắt mạnh => khó khăn cho phát triển giao thông.Câu 3:
Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN?
* Lợi thế của Việt Nam khi gia nhập ASEAN:
- Tham gia tích cực vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực.
- Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta.
- Tăng cường buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu.
+ Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước ngày càng tăng.
+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a.
+ Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như: xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.
- Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, an ninh quốc phòng.
- Dự án phát triển hành lang Đông - Tây góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở miền Trung nước ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
* Khó khăn của Việt Nam khi gia nhập ASEAN:
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực.
- Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ,...Câu 4:
Cho bảng số liệu:
TỈ TRỌNG LÚA VÀ CÀ PHÊ CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ CHÂU Á SO VỚI THẾ GIỚI NĂM 2000 (%)
Lãnh thổ |
Lúa |
Cà phê |
Đông Nam Á |
26,2 |
19,2 |
Châu Á |
71,3 |
24,7 |
Thế giới |
100,0 |
100,0 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng lúa và cà phê của khu vực Đông Nam Á và châu Á so với thế giới năm 2000.
* Vẽ biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn (vẽ dạng biểu đồ khác không cho điểm):
- Đảm bảo tính chính xác - khoa học.
- Đảm bảo tính đầy đủ (tên biểu đồ, chú giải,...).
- Đảm bảo tính thẩm mỹ.
* Nhận xét:
- Nhìn chung lúa và cà phê của khu vực Đông Nam Á và Châu Á chiếm tỉ trọng lớn so với thế giới:
+ Về tỉ trọng lúa: Châu Á chiếm tới 71,3 %, Đông Nam Á chiếm 26,2% tỉ trọng lúa của toàn thế giới. Các châu lục khác chiếm tỉ trọng nhỏ 2,5%.
+ Về tỉ trọng cà phê: Châu Á chiếm 24,7%, Đông Nam Á chiếm tới 19,2% tỉ trọng cà phê của toàn thế giới. Các châu lục khác chiếm 56,1%.
=> Như vậy có thể thấy khu vực Châu Á và Đông Nam Á là những nơi có tỉ trọng lúa và cà phê lớn hàng đầu so với thế giới.