Đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 9)
-
4552 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đoá hồng đứa bé cầm trên tay đi qua đường phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
Thông điệp gợi trong đoạn trích là chúng ta hãy sống chậm lại và biết yêu thương sẽ nhận lại được rất nhiều điều đẹp đẽ và có ý nghĩa
Câu 3:
Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Những nụ cười như đoá hồng đứa bé cầm trên tay đi qua đường phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa, phép điệp
- Hiệu quả của biện pháp là bé trong sáng chỉ cần có nụ cười là như những bông hoa rực rỡ, lòng khao khát yêu thương với tận
Câu 4:
Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” không ? Vì sao?
Tác giả mong muốn con người cố gắng mang đến cho nhau những điều tốt đẹp bở chúng ta đang thừa bạo lực mà thiếu lòng nhân ái
Câu 5:
Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương trong quá trình dựng nước và giữ nước trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”.
Mở bài
- Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Giới thiệu và nêu một số nhận định của mình về nhân vật An Dương Vương: Là nhân vật trung tâm của truyện, một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước
Thân bài
An Dương Vương với công lao dựng nước: Xây thành, chế nỏ, đánh giặc
- Rời đô:
Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng để ổn định cuộc sống nhân dân.
→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng
- Quá trình xây thành.
Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lo tới đó.
Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa Vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.
Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc
→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng dân.
- Chế nỏ
Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”
Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.
→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.
- Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.
→ Bài học về dựng nước và giữ nước.
⇒ Tiểu kết:
- Nội dung:
Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.
Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.
- Nghệ thuật:
Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu
Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng giúp đỡ xây thành, chế nỏ.
III. Kết bài
Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương
Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này.