Đề thi minh họa ĐGNL Khoa học tự nhiên - Bộ Công an có đáp án (Mã bài thi CA1)
-
1265 lượt thi
-
34 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nội dung nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án đúng là: A
- Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
+ Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
+ Bảo vệ nền hoà bình và an ninh thế giới.
+ Viện trợ, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 2:
Phong trào chống chủ nghĩa thực dân sau Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ sớm nhất ở khu vực nào sau đây của châu Phi?
Đáp án đúng là: B
Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt cũng là thời điểm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các nươc châu Phi. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là khu vực Bắc Phi, sau đó lan sang các khu vực khác.
Câu 3:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của phong trào giải phóng dân tộc đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?
Đáp án đúng là: C
- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc (sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000) đã đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi. Các quốc gia độc lập này ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dậ, vì hòa bình thế giới, độc lập và tiến bộ xã hội. Do đó, đã góp phần làm tăng cường mối quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia.
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
+ Trong quan hệ quốc tế vẫn còn sự bất bình đẳng với vai trò, vị thế và quyền lực của các nước lớn.
+ Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là sự kiện trực tiếp đánh dấu sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta (thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc có tác động làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Inata).
+ Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là Hội quốc liên (được thành lập vào năm 1920).
Câu 4:
Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (cuối thế kỉ XIX) ở Việt Nam chủ yếu diễn ra trên địa bàn nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
- Phong trào Cần vương (cuối thế kỉ XIX) ở Việt Nam diễn ra quyết liệt với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhưng sôi nổi nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Ở Nam Kì, do thực dân Pháp đã sớm ổn định được bộ máy cai trị (Pháp hoàn thành việc xâm chiếm 6 tỉnh Nam Kì từ năm 1867) nên phong trào Cần vương diễn ra kém sôi nổi hơn so với Bắc Kì và Trung Kì.
Câu 5:
Tư tưởng chính trị của tổ chức Việt Nam Quang phục hội (thành lập năm 1912) có điểm mới nào sau đây so với Hội Duy tân (thành lập năm 1904)?
Đáp án đúng là: B
- Chủ trương của Hội Duy tân là: đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
- Chủ trương của Việt Nam Quang phục hội là: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.
=> Như vậy, so với Hội Duy tân, Tư tưởng chính trị của tổ chức Việt Nam Quang phục hội có điểm tiến bộ hơn là: gắn mục tiêu độc lập dân tộc với xây dựng nền cộng hòa.
Câu 6:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929?
Đáp án đúng là: D
- Sự ra đời các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929 đã: đưa cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới.
- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Phải đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (đầu năm 1930), sự khủng hoảng về tổ chức của phong trào yêu nước ở Việt Nam mới chấm dứt và vai trò lãnh đạo cách mạng hoàn toàn thuộc về giai cấp công nhân.
+ Yêu cầu của lịch sử dân tộc Việt Nam ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là: giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp; trong đó, vấn đề giải phóng dân tộc là cấp bách hàng đầu
Câu 7:
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng sự chuẩn bị của Đảng Cộng sản Đông Dương cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đáp án đúng là: B
Sự chuẩn bị của Đảng Cộng sản Đông Dương cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là: xây dựng lực lượng chính trị, kết hợp phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân.
* Đảng xây dựng và phát triển lực lượng chính trị:
- Mặt trận Việt Minh ra đời và đẩy mạnh xây dựng cơ sở trong quần chúng (Hội cứu quốc)
- Tranh thủ tập hợp lực lượng trí thức, tư sản dân tộc, binh lính người Việt trong quân đội Pháp (ra bản đề cương văn hóa Việt Nam; thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam)
- Xuất bản báo chí tiến bộ, như: báo “Cờ Giải phóng”; báo “Chặt xềng”;…
* Đảng xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân:
- Trong thời gian chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945), lực lượng vũ trang ba thứ quân của Việt Nam mới được manh nhanh hình thành, gồm: 1 - bộ đội chủ lực Giải phóng quân; 2 - các đội vũ trang tập trung ở các tổng, châu, huyện; 3 – các đội tự vệ chiến đấu, tự vệ cứu quốc ở khắp các làng xã.
- Quá trình xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang 3 thứ quân của Đảng được thể hiện ở một số điểm nổi bật sau đây:
+ Năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám (do Người chủ trì), lần đầu tiên khái niệm cơ cấu lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân được nêu ra.
+ Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941), ngày 21 tháng 12 năm 1941, Trung ương Đảng chỉ thị cho các địa phương phải ra sức mở rộng và củng cố các đội tự vệ, sau đó lựa chọn những đội viên ưu tú tổ chức ra các tiểu tổ du kích.
+ Với việc thành lập “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” (tháng 12/1944) hệ thống tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng gồm ba thứ quân do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra và chỉ đạo tổ chức đã bước đầu hình thành, gồm: Đội quân chủ lực của khu căn cứ Cao - Bắc - Lạng (sau này là chủ lực của cả nước), các đội du kích tập trung của các huyện, tỉnh và lực lượng tự vệ cứu quốc, tự vệ chiến đấu ở khắp các làng xã.
=> Đến đây, mô hình về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân - tổ chức quân sự cách mạng kiểu mới của dân tộc ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã ra đời.
- Thực hiện Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, ngày 15-5-1945, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và các đơn vị cứu quốc quân được thống nhất thành lực lượng bộ đội chủ lực mang tên “Việt Nam Giải phóng quân”. Tại một số tỉnh, huyện, các đơn vị “Giải phóng quân” địa phương được thành lập (đây chính là lực lượng: bộ đội địa phương); các đội tự vệ chiến đấu, tự vệ cứu quốc ở các làng xã cũng ngày càng phát triển (đây chính là lực lượng dân quân du kích)
Câu 8:
Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam có một trong những ý nghĩa nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
- Sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông, quân dân Việt Nam đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
- Nội dung các đáp án: A, C, D không phù hợp, vì:
+ Lối đánh được quân dân Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 là: đánh điểm diệt viện.
+ Trận phản công quy mô lớn đầu tiên của quân dân Việt Nam là chiến dịch Việt Bắc thu – đông (năm 1947).
+ Ngay từ đầu năm 1950, nhiều nước xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc, Liên Xô…) đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (trong khi tới tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hòa mới quyết định mở chiến dịch Biên giới).
Câu 9:
Nghị quyết 15 (1 - 1959) và Nghị quyết 21 (7 - 1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam có điểm chung nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
- Nghị quyết 15 (1 - 1959) và Nghị quyết 21 (7 - 1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam có điểm chung là: khẳng định tiến công là phương hướng chiến lược của chiến tranh cách mạng.
- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
+ Kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam được đưa ra trong Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (cuối năm 1974 - đầu năm 1975).
+ Ở thời điểm tháng 1/1959, Mĩ đang thực hiến chiến lược “chiến tranh đơn phương” ở miền Nam Việt Nam. Việc đưa quân viễn chinh Mĩ và đồng minh của Mĩ tới tham chiến trực tiếp tại miền Nam Việt Nam được triển khai từ chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968).
+ Nghị quyết 15 (1 - 1959) khẳng định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là: khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang (chưa đưa đấu tranh ngoại giao trở thành một mặt trận tiến công kẻ thù); trong khi đó, Hội nghị 21 (7 - 1973) nhấn mạnh: phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
Câu 10:
Nghị quyết 15 (1 - 1959) và Nghị quyết 21 (7 - 1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam có điểm chung nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
- Nghị quyết 15 (1 - 1959) và Nghị quyết 21 (7 - 1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam có điểm chung là: khẳng định tiến công là phương hướng chiến lược của chiến tranh cách mạng.
- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
+ Kế hoạch giải phóng miền Nam Việt Nam được đưa ra trong Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (cuối năm 1974 - đầu năm 1975).
+ Ở thời điểm tháng 1/1959, Mĩ đang thực hiến chiến lược “chiến tranh đơn phương” ở miền Nam Việt Nam. Việc đưa quân viễn chinh Mĩ và đồng minh của Mĩ tới tham chiến trực tiếp tại miền Nam Việt Nam được triển khai từ chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968).
+ Nghị quyết 15 (1 - 1959) khẳng định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là: khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang (chưa đưa đấu tranh ngoại giao trở thành một mặt trận tiến công kẻ thù); trong khi đó, Hội nghị 21 (7 - 1973) nhấn mạnh: phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.
Câu 11:
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khủng hoảng ở Việt Nam trước khi đổi mới đất nước (1976 - 1985)?
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khủng hoảng ở Việt Nam trước khi đổi mới đất nước (1976 - 1985) là do: Đảng và nhà nước Việt Nam mắc phải những “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
Câu 12:
Ngành công nghiệp nào sau đây là mũi nhọn của nền kinh tế Liên bang Nga và thu về nhiều ngoại tệ?
Đáp án đúng là: A
Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho Liên Bang Nga.
Câu 13:
Các cây cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng ở nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là nhờ các điều kiện thuận lợi chính nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
- Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ; hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho phát triển của một số loại cây công nghiệp, như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,…
Câu 14:
Các yếu tố nào sau đây là chính gây ra mùa mưa ở nước ta từ tháng 5 đến tháng 10?
Đáp án đúng là: C
Từ tháng 5 đến tháng 10 nước ta chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam, từ áp cao chí tuyến Bán cầu Nam thổi về mang theo một lượng lớn hơi nước gây mưa cho cả nước, đồng thời giải hội tụ nhiệt đới làm thời tiết nước ta bị nhiễu loạn và là nguyên nhân chính gây ra bão cho các vùng biển, đặc biệt là vùng ven biển miền trung.
Câu 15:
Lũ quét thường xảy ra ở những khu vực có các đặc điểm nào sau đây của nước ta?
Đáp án đúng là: D
Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp, thường xảy ra ở những khu vực là Lưu vực sông miền núi, địa hình dốc cao, mất lớp phủ thực vật, mưa lớn
Câu 16:
Các nguyên nhân nào sau đây là chính làm cho dân số nước ta vẫn còn tăng nhanh?
Đáp án đúng là: C
Hiện nay, do độ tuổi kết hôn sớm, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao, tỉ lệ dân nông thôn cao nên mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên mặc dù giảm nhưng vẫn ở mức cao (trên 1%) nên dân số vẫn tăng lên.
Câu 17:
Cho biểu đồ qui mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2020.
Nhận xét không đúng về sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2020 là tỉ trọng GDP thành phần kinh tế
Đáp án đúng là: A
Nhận xét không đúng về sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2020 là tỉ trọng GDP thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm chậm nhất.
Câu 18:
Các ngành công nghiệp năng lượng, cơ khí - điện tử, chế biến lương thực thực phẩm là các ngành trọng điểm ở nước ta vì
Đáp án đúng là: B
Công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dau, mag lại hiệu quả kinh tế cao và tác động thúc đẩy mạnh mẹ sự phát trieẻn của các ngành kinh tế khác. Như vậy Các ngành công nghiệp năng lượng, cơ khí - điện tử, chế biến lương thực thực phẩm là các ngành trọng điểm ở nước ta vì mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thế mạnh lâu dài, thúc đẩy các ngành khác phát triển.
Câu 19:
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 29 (NXB Giáo dục từ năm 2010 đến nay), cho biết các cây công nghiệp nào sau đây không được trồng ở Đông Nam Bộ?
Đáp án đúng là: A
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 29 (NXB Giáo dục từ năm 2010 đến nay), cho biết các cây công nghiệp nào sau đây không được trồng ở Đông Nam Bộ chè, bông, đay, cói
Câu 20:
Các điều kiện nào sau đây là chính giúp cho Tây Nguyên trồng được các cây công nghiệp như cà phê và chè?
Đáp án đúng là: D
Khí hậu cận xích đạo phân hóa theo chiều cao, đất badan vụn bở có tầng phong hóa dày rất màu mỡ là những điều kiện chính giúp cho Tây Nguyên trồng được các cây công nghiệp như cà phê và chè. Cây chè là loại cây cận nhiệt, chính vì vậy để cây chè phát triển thì điều kiện khí hậu là yếu tố quan trọng.
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây không đúng về thế mạnh phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Đáp án đúng là: B
Phát biểu nào sau đây không đúng về thế mạnh phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vùng biển rộng, có đáy sâu, (phải là đáy biển nông)giáp với biển Nam Trung Hoa, nhiều quần đảo.
Câu 22:
Gia đình anh chị H bán chiếc xe ô tô mà gia đình đang sử dụng, rồi dùng tiền đó mua vật phẩm thiết yếu ủng hộ cho người dân địa phương phòng chống dịch Covid-19.
Lúc này, tiền tệ thực hiện chức năng gì?
Đáp án đúng là: A
Trong trường hợp này, tiền tệ thực hiện chức năng là: phương tiện lưu thông
+ Anh chị H bán xe ô tô lấy tiến - đây là quá trình bán: H – T)
+ Sau khi có tiền, anh chị H dùng tiền để mua hàng hóa - đây là qúa trình mua (T – H)
=> Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
Câu 23:
Theo quy định của pháp luật, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nào dưới đây?
Đáp án đúng là: B
- Theo quy định của pháp luật, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau (Điều 17 và Điều 21 trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).
- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
+ Việc sàng lọc, lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật.
+ Pháp luật Việt Nam quy định, mọi công dân có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp và đối tượng kết hôn => bố mẹ không có quyền quyết định/ lựa chọn thay cho con cái.
Câu 24:
Với thông điệp “Học tập - một kho báu tiềm ẩn”, Báo cáo của Hội đồng Giáo dục thuộc UNESCO nói về “Giáo dục thế kỷ XXI” đề ra từ năm 1997 đã khẳng định vai trò cơ bản của giáo dục trong sự phát triển của xã hội và của mỗi cá nhân, đồng thời đưa ra 4 trụ cột của giáo dục là: Học để biết - Học để làm - Học để khẳng định mình và Học để
Đáp án đúng là: B
Với thông điệp “Học tập - một kho báu tiềm ẩn”, Báo cáo của Hội đồng Giáo dục thuộc UNESCO nói về “Giáo dục thế kỷ XXI” đề ra từ năm 1997 đã khẳng định vai trò cơ bản của giáo dục trong sự phát triển của xã hội và của mỗi cá nhân, đồng thời đưa ra 4 trụ cột của giáo dục là: Học để biết - Học để làm - Học để khẳng định mình và Học để cùng chung sống.
Câu 25:
Ngày Quốc tế Hạnh phúc (International Day of Happiness) 20 - 3 do Bhutan khởi xướng, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại Nghị quyết 66/281 năm 2012 và đã được các thành viên Liên hợp quốc, trong đó có Việt Nam cam kết thực hiện. Đâu là thông điệp ngày Quốc tế Hạnh phúc hướng đến?
Đáp án đúng là: C
Ngày 20/3 hằng năm được gọi là ngày Quốc tế Hạnh phúc, với thông điệp: cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.
Câu 26:
Có bao nhiêu biện pháp dưới đây giúp chúng ta sử dụng mạng xã hội an toàn, hạn chế bị đánh cắp danh tính?
I. Tuyệt đối không sử dụng các nền tảng mạng xã hội.
II. Không tuỳ tiện cung cấp thông tin riêng tư cho người khác.
III. Tăng cường bảo mật tài khoản và các thiết bị điện tử.
IV. Tin tưởng hoàn toàn những nội dung trên mạng xã hội.
V. Bảo vệ dấu chân kĩ thuật số trên tất cả các thiết bị.
VI. Thường xuyên chia sẻ hình ảnh cá nhân trên mạng.
Đáp án đúng là: B
- Những biện pháp giúp chúng ta sử dụng mạng xã hội an toàn, hạn chế bị đánh cắp danh tính, là:
+ Không tuỳ tiện cung cấp thông tin riêng tư cho người khác.
+ Tăng cường bảo mật tài khoản và các thiết bị điện tử.
+ Bảo vệ dấu chân kĩ thuật số trên tất cả các thiết bị.
Câu 27:
Có bao nhiêu biện pháp dưới đây giúp chúng ta sử dụng mạng xã hội an toàn, hạn chế bị đánh cắp danh tính?
I. Tuyệt đối không sử dụng các nền tảng mạng xã hội.
II. Không tuỳ tiện cung cấp thông tin riêng tư cho người khác.
III. Tăng cường bảo mật tài khoản và các thiết bị điện tử.
IV. Tin tưởng hoàn toàn những nội dung trên mạng xã hội.
V. Bảo vệ dấu chân kĩ thuật số trên tất cả các thiết bị.
VI. Thường xuyên chia sẻ hình ảnh cá nhân trên mạng.
Đáp án đúng là: B
- Những biện pháp giúp chúng ta sử dụng mạng xã hội an toàn, hạn chế bị đánh cắp danh tính, là:
+ Không tuỳ tiện cung cấp thông tin riêng tư cho người khác.
+ Tăng cường bảo mật tài khoản và các thiết bị điện tử.
+ Bảo vệ dấu chân kĩ thuật số trên tất cả các thiết bị.
Câu 28:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta đã gặp những chàng dũng sĩ trên bước đi của chúng ta. Không có bản lĩnh thực của dũng sĩ, họ phải mượn tạm khí giới của cuộc đời. Họ sử dụng được tiền bạc, danh vọng và thế lực. Nhưng mà những khí giới ấy chỉ có thể đối phó với cuộc đời thôi chứ không thể đối phó với bản thân và bảo vệ cho đời sống thực sự của chính các chàng dũng sĩ. Để đối phó với sự sinh tử của chính mình, các chàng dũng sĩ phải dùng sự bận rộn. Sự bận rộn, sự bận rộn. Ai chế tạo ra hóa phẩm kỳ diệu này mà sức tàn phá không kém chi bom nguyên tử, không khác chi khói thuốc phiện. Cái thế giới nội tâm trống trải quá, và con người bây giờ có thể đối phó với một cuộc chiến tranh dễ dàng hơn đối phó với một cái trống trải của lòng mình. Bận rộn công việc thì than phiền là bận rộn chẳng có thì giờ nghỉ ngơi, mà khi hết bận rộn thì không thể nghỉ ngơi được. Con người bây giờ không biết nghỉ ngơi. Hoặc giả chỉ biết nghỉ ngơi bằng những loại bận rộn khác, cũng được gọi là bận rộn. Hễ có được một chút thì giờ rỗi rãi ngừng tay thì không chịu đựng nổi. Phải với tay vặn cái nút máy thu thanh. Hoặc phải vớ lấy một tờ báo, đọc bất cứ bài vở gì, tin tức gì. Đọc quảng cáo cũng được. Phải có một cái gì để nhìn, để nghe, để nói, để trấn giữ đừng cho cái đầu của sự trống trải xuất hiện. Mặt mũi của sự trống trải sao mà kinh khiếp quá.”
(Thích Nhất Hạnh, Nẻo về quả ý, NXB Hồng Đức, 2017, trang 200)
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt gì?
Câu 29:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta đã gặp những chàng dũng sĩ trên bước đi của chúng ta. Không có bản lĩnh thực của dũng sĩ, họ phải mượn tạm khí giới của cuộc đời. Họ sử dụng được tiền bạc, danh vọng và thế lực. Nhưng mà những khí giới ấy chỉ có thể đối phó với cuộc đời thôi chứ không thể đối phó với bản thân và bảo vệ cho đời sống thực sự của chính các chàng dũng sĩ. Để đối phó với sự sinh tử của chính mình, các chàng dũng sĩ phải dùng sự bận rộn. Sự bận rộn, sự bận rộn. Ai chế tạo ra hóa phẩm kỳ diệu này mà sức tàn phá không kém chi bom nguyên tử, không khác chi khói thuốc phiện. Cái thế giới nội tâm trống trải quá, và con người bây giờ có thể đối phó với một cuộc chiến tranh dễ dàng hơn đối phó với một cái trống trải của lòng mình. Bận rộn công việc thì than phiền là bận rộn chẳng có thì giờ nghỉ ngơi, mà khi hết bận rộn thì không thể nghỉ ngơi được. Con người bây giờ không biết nghỉ ngơi. Hoặc giả chỉ biết nghỉ ngơi bằng những loại bận rộn khác, cũng được gọi là bận rộn. Hễ có được một chút thì giờ rỗi rãi ngừng tay thì không chịu đựng nổi. Phải với tay vặn cái nút máy thu thanh. Hoặc phải vớ lấy một tờ báo, đọc bất cứ bài vở gì, tin tức gì. Đọc quảng cáo cũng được. Phải có một cái gì để nhìn, để nghe, để nói, để trấn giữ đừng cho cái đầu của sự trống trải xuất hiện. Mặt mũi của sự trống trải sao mà kinh khiếp quá.”
(Thích Nhất Hạnh, Nẻo về quả ý, NXB Hồng Đức, 2017, trang 200)Theo đoạn trích, điều gì gây khó khăn cho con người trong cuộc sống hiện nay hơn cả một cuộc chiến tranh?
Theo tác giả của đoạn trích, điều gây khó khăn cho con người trong cuộc sống hiện nay hơn cả một cuộc chiến tranh là cái trống trải của lòng mình.
Câu 30:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta đã gặp những chàng dũng sĩ trên bước đi của chúng ta. Không có bản lĩnh thực của dũng sĩ, họ phải mượn tạm khí giới của cuộc đời. Họ sử dụng được tiền bạc, danh vọng và thế lực. Nhưng mà những khí giới ấy chỉ có thể đối phó với cuộc đời thôi chứ không thể đối phó với bản thân và bảo vệ cho đời sống thực sự của chính các chàng dũng sĩ. Để đối phó với sự sinh tử của chính mình, các chàng dũng sĩ phải dùng sự bận rộn. Sự bận rộn, sự bận rộn. Ai chế tạo ra hóa phẩm kỳ diệu này mà sức tàn phá không kém chi bom nguyên tử, không khác chi khói thuốc phiện. Cái thế giới nội tâm trống trải quá, và con người bây giờ có thể đối phó với một cuộc chiến tranh dễ dàng hơn đối phó với một cái trống trải của lòng mình. Bận rộn công việc thì than phiền là bận rộn chẳng có thì giờ nghỉ ngơi, mà khi hết bận rộn thì không thể nghỉ ngơi được. Con người bây giờ không biết nghỉ ngơi. Hoặc giả chỉ biết nghỉ ngơi bằng những loại bận rộn khác, cũng được gọi là bận rộn. Hễ có được một chút thì giờ rỗi rãi ngừng tay thì không chịu đựng nổi. Phải với tay vặn cái nút máy thu thanh. Hoặc phải vớ lấy một tờ báo, đọc bất cứ bài vở gì, tin tức gì. Đọc quảng cáo cũng được. Phải có một cái gì để nhìn, để nghe, để nói, để trấn giữ đừng cho cái đầu của sự trống trải xuất hiện. Mặt mũi của sự trống trải sao mà kinh khiếp quá.”
(Thích Nhất Hạnh, Nẻo về quả ý, NXB Hồng Đức, 2017, trang 200)
Hình ảnh “chàng dũng sĩ” trong đoạn trích mang tính ẩn dụ ngầm chỉ sự mạnh mẽ, dũng cảm và bản lĩnh của con người có thể chiến thắng được sự hèn yếu, dục vọng trong chính lòng mình, có thể bước qua những ranh giới của sự tầm thường để giữ và bảo vệ những điều tốt đẹp, thanh cao.
Câu 31:
“Chúng ta đã gặp những chàng dũng sĩ trên bước đi của chúng ta. Không có bản lĩnh thực của dũng sĩ, họ phải mượn tạm khí giới của cuộc đời. Họ sử dụng được tiền bạc, danh vọng và thế lực. Nhưng mà những khí giới ấy chỉ có thể đối phó với cuộc đời thôi chứ không thể đối phó với bản thân và bảo vệ cho đời sống thực sự của chính các chàng dũng sĩ. Để đối phó với sự sinh tử của chính mình, các chàng dũng sĩ phải dùng sự bận rộn. Sự bận rộn, sự bận rộn. Ai chế tạo ra hóa phẩm kỳ diệu này mà sức tàn phá không kém chi bom nguyên tử, không khác chi khói thuốc phiện. Cái thế giới nội tâm trống trải quá, và con người bây giờ có thể đối phó với một cuộc chiến tranh dễ dàng hơn đối phó với một cái trống trải của lòng mình. Bận rộn công việc thì than phiền là bận rộn chẳng có thì giờ nghỉ ngơi, mà khi hết bận rộn thì không thể nghỉ ngơi được. Con người bây giờ không biết nghỉ ngơi. Hoặc giả chỉ biết nghỉ ngơi bằng những loại bận rộn khác, cũng được gọi là bận rộn. Hễ có được một chút thì giờ rỗi rãi ngừng tay thì không chịu đựng nổi. Phải với tay vặn cái nút máy thu thanh. Hoặc phải vớ lấy một tờ báo, đọc bất cứ bài vở gì, tin tức gì. Đọc quảng cáo cũng được. Phải có một cái gì để nhìn, để nghe, để nói, để trấn giữ đừng cho cái đầu của sự trống trải xuất hiện. Mặt mũi của sự trống trải sao mà kinh khiếp quá.”
(Thích Nhất Hạnh, Nẻo về quả ý, NXB Hồng Đức, 2017, trang 200)
Chủ đề của đoạn trích là gì?
Đoạn trích trong “Nẻo về quả ý” đã thể hiện chủ đề sâu sắc trong trong cuộc sống hiện đại: cách ứng xử của con người trước cuộc sống bận rộn, là thái độ sống trước những cám dỗ về tiền bạc, danh vọng và quyền lực. Tác giả chiêm nghiệm và thể hiện thông điệp: mỗi người hãy là một dũng sĩ để chiến đấu với chính sự tham lam của lòng mình, hãy có những khoảng lặng để giữ gìn sự trong sạch, bình yên và tử tế trước cuộc sống xô bồ, hiện đại.
Câu 32:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta đã gặp những chàng dũng sĩ trên bước đi của chúng ta. Không có bản lĩnh thực của dũng sĩ, họ phải mượn tạm khí giới của cuộc đời. Họ sử dụng được tiền bạc, danh vọng và thế lực. Nhưng mà những khí giới ấy chỉ có thể đối phó với cuộc đời thôi chứ không thể đối phó với bản thân và bảo vệ cho đời sống thực sự của chính các chàng dũng sĩ. Để đối phó với sự sinh tử của chính mình, các chàng dũng sĩ phải dùng sự bận rộn. Sự bận rộn, sự bận rộn. Ai chế tạo ra hóa phẩm kỳ diệu này mà sức tàn phá không kém chi bom nguyên tử, không khác chi khói thuốc phiện. Cái thế giới nội tâm trống trải quá, và con người bây giờ có thể đối phó với một cuộc chiến tranh dễ dàng hơn đối phó với một cái trống trải của lòng mình. Bận rộn công việc thì than phiền là bận rộn chẳng có thì giờ nghỉ ngơi, mà khi hết bận rộn thì không thể nghỉ ngơi được. Con người bây giờ không biết nghỉ ngơi. Hoặc giả chỉ biết nghỉ ngơi bằng những loại bận rộn khác, cũng được gọi là bận rộn. Hễ có được một chút thì giờ rỗi rãi ngừng tay thì không chịu đựng nổi. Phải với tay vặn cái nút máy thu thanh. Hoặc phải vớ lấy một tờ báo, đọc bất cứ bài vở gì, tin tức gì. Đọc quảng cáo cũng được. Phải có một cái gì để nhìn, để nghe, để nói, để trấn giữ đừng cho cái đầu của sự trống trải xuất hiện. Mặt mũi của sự trống trải sao mà kinh khiếp quá.”
(Thích Nhất Hạnh, Nẻo về quả ý, NXB Hồng Đức, 2017, trang 200)
Hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ theo kết cấu diễn dịch, về sự bận rộn của con người hiện đại.
- Yêu cầu về hình thức:
+ Dung lượng: 100 chữ, tương ứng khoảng 10 dòng hoặc ½ trang giấy.
+ Hình thức lập luận: diễn dịch.
- Yêu cầu về nội dung: sự bận rộn của con người hiện đại.
+ Biểu hiện?
+ Thực trạng, tác hại?
+ Cách ứng xử của con người trước cuộc sống bận rộn?
* Đoạn văn tham khảo:
Cuộc sống bận rộn của con người hiện đại như những con sóng liên tiếp ở ngoài đại dương xô đẩy khiến ta mệt mỏi, khi đó ta cần phải thích ứng với sự bận rộn đó. Để tìm cho mình chỗ đứng, con người hiện đại bị cuốn theo vòng xoáy của học thêm, làm thêm, thi cử, chạy quyền chức, … Dòng xoáy ấy khiến ta mệt mỏi, suy nhược hay cảm thấy nản chí, cô đơn, cô độc, có những lúc không tránh khỏi tuyệt vọng. Khi ấy việc chủ động cân bằng cảm xúc, hoạch định mục tiêu, nhận thức về giá trị sống là điều quan trọng. Làm thế nào để cân bằng giữa học tập, nghỉ ngơi? Làm thế nào để tạo ra giá trị của bản thân, đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại mà vẫn có khoảng lặng để hiểu mình, giữ mình và sống ý nghĩa với những người xung quanh, vẫn đóng góp cho xã hội? Khi ấy, việc chủ động cân bằng cảm xúc, hoạch định mục tiêu, nhận thức về giá trị sống là điều quan trọng. Ta cần sử dụng múi giờ trong ngày khoa học, hợp lí, thanh lọc những mối quan hệ chất lượng để giữ những điều tốt lành, dành thời gian đọc sách, tìm hiểu văn hóa, học ngoại ngữ cũng như biết yêu thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp của thế giới quanh mình.
Câu 33:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta đã gặp những chàng dũng sĩ trên bước đi của chúng ta. Không có bản lĩnh thực của dũng sĩ, họ phải mượn tạm khí giới của cuộc đời. Họ sử dụng được tiền bạc, danh vọng và thế lực. Nhưng mà những khí giới ấy chỉ có thể đối phó với cuộc đời thôi chứ không thể đối phó với bản thân và bảo vệ cho đời sống thực sự của chính các chàng dũng sĩ. Để đối phó với sự sinh tử của chính mình, các chàng dũng sĩ phải dùng sự bận rộn. Sự bận rộn, sự bận rộn. Ai chế tạo ra hóa phẩm kỳ diệu này mà sức tàn phá không kém chi bom nguyên tử, không khác chi khói thuốc phiện. Cái thế giới nội tâm trống trải quá, và con người bây giờ có thể đối phó với một cuộc chiến tranh dễ dàng hơn đối phó với một cái trống trải của lòng mình. Bận rộn công việc thì than phiền là bận rộn chẳng có thì giờ nghỉ ngơi, mà khi hết bận rộn thì không thể nghỉ ngơi được. Con người bây giờ không biết nghỉ ngơi. Hoặc giả chỉ biết nghỉ ngơi bằng những loại bận rộn khác, cũng được gọi là bận rộn. Hễ có được một chút thì giờ rỗi rãi ngừng tay thì không chịu đựng nổi. Phải với tay vặn cái nút máy thu thanh. Hoặc phải vớ lấy một tờ báo, đọc bất cứ bài vở gì, tin tức gì. Đọc quảng cáo cũng được. Phải có một cái gì để nhìn, để nghe, để nói, để trấn giữ đừng cho cái đầu của sự trống trải xuất hiện. Mặt mũi của sự trống trải sao mà kinh khiếp quá.”
(Thích Nhất Hạnh, Nẻo về quả ý, NXB Hồng Đức, 2017, trang 200)
Hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ theo kết cấu diễn dịch, về sự bận rộn của con người hiện đại.
- Yêu cầu về hình thức:
+ Dung lượng: 100 chữ, tương ứng khoảng 10 dòng hoặc ½ trang giấy.
+ Hình thức lập luận: diễn dịch.
- Yêu cầu về nội dung: sự bận rộn của con người hiện đại.
+ Biểu hiện?
+ Thực trạng, tác hại?
+ Cách ứng xử của con người trước cuộc sống bận rộn?
* Đoạn văn tham khảo:
Cuộc sống bận rộn của con người hiện đại như những con sóng liên tiếp ở ngoài đại dương xô đẩy khiến ta mệt mỏi, khi đó ta cần phải thích ứng với sự bận rộn đó. Để tìm cho mình chỗ đứng, con người hiện đại bị cuốn theo vòng xoáy của học thêm, làm thêm, thi cử, chạy quyền chức, … Dòng xoáy ấy khiến ta mệt mỏi, suy nhược hay cảm thấy nản chí, cô đơn, cô độc, có những lúc không tránh khỏi tuyệt vọng. Khi ấy việc chủ động cân bằng cảm xúc, hoạch định mục tiêu, nhận thức về giá trị sống là điều quan trọng. Làm thế nào để cân bằng giữa học tập, nghỉ ngơi? Làm thế nào để tạo ra giá trị của bản thân, đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại mà vẫn có khoảng lặng để hiểu mình, giữ mình và sống ý nghĩa với những người xung quanh, vẫn đóng góp cho xã hội? Khi ấy, việc chủ động cân bằng cảm xúc, hoạch định mục tiêu, nhận thức về giá trị sống là điều quan trọng. Ta cần sử dụng múi giờ trong ngày khoa học, hợp lí, thanh lọc những mối quan hệ chất lượng để giữ những điều tốt lành, dành thời gian đọc sách, tìm hiểu văn hóa, học ngoại ngữ cũng như biết yêu thiên nhiên, trân trọng vẻ đẹp của thế giới quanh mình.
Câu 34:
Trong bài Đất Nước (trích từ trường ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
(Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Dựa vào những hiểu biết về đoạn thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước.
* Phân tích đề:
- Kiểu bài: Từ đoạn trích văn học, trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội.
- Luận đề: Tình cảm và trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay với đất nước.
- Yêu cầu: Bài văn nghị luận
* Cách làm:
a. Mở bài: Trích dẫn đoạn thơ và trình bày vấn đề nghị luận:
Ví dụ:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”
Đọc những câu thơ giàu tính triết luận của Nguyễn Khoa Điềm tôi vẫn tự hỏi: điều gì làm nên sức mạnh của con người Việt Nam trong chiến tranh? Điều gì tạo nên những trang sử hào hùng của lịch sử? Điều gì cần phải làm hôm nay và mai sau? Có lẽ dù ở thời nào thì tình cảm và trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc vẫn là vấn đề then chốt với thế hệ trẻ.
b. Thân bài:
* Bước 1: Phân tích đoạn thơ và khái quát tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm, rút ra thông điệp của tác giả - phân tích đoạn thơ.
- Khái lược tác giả:
+ Là nhà văn chiến sĩ – thi sĩ
+ Có trách nhiệm với Đất nước
+ Tác giả của trường ca “Mặt đường khát vọng”
+ Phong cách: trữ tình, chính luận
- Đoạn thơ:
+ Thuộc chương V – chương “Đất nước”
+ Đoạn thơ thể hiện được tư tưởng, xứ mệnh của con người Việt Nam thời chống Mĩ, là những nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của tuổi trẻ Việt nam trong những năm chiến tranh:
. Giọng thơ tâm tình như lời trò chuyện của tình yêu: vấn đề đất nước lồng trong tình yêu của riêng tư.
. Thông điệp: đất nước là máu xương của mình → nhận thức về sự gắn bó máu thịt của đất nước với cuộc đời mỗi con người, đất nước là sinh mệnh, là sự sống.
. Khơi dậy trách nhiệm: cần gắn bó, san sẻ, hóa thân.
* Bước 2: Trình bày suy nghĩ về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay với đất nước.
- Tại sao cần có tình cảm và trách nhiệm với đất nước?
- Cần làm gì để bồi dưỡng tình cảm và trách nhiệm với đất nước?
c. Mở bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận.