Bài 14: Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
-
10379 lượt thi
-
3 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nêu vài nét về bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
- Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
- Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
- Năm 1945 cách mạng tháng tám thành công, nhà nước công - nông ra đời.
Các họa sĩ hăng hái tham gia kháng chiến và đã có mắt trên mọi chiến lũy với tư các là người chiến sĩ – nghệ sĩ cách mạng.
Câu 2:
Nêu một số hoạt động của mĩ thuật Việt Nam trong thời kì này.
* Giai đoạn 1 (từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930):
- Giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa và Pháp. Hội họa chưa có gì đáng kể ngoài vài tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Miến
- 1901 : xây dựng trường Mĩ nghệ Thủ Dầu Một.
- 1913 : trường Mĩ nghệ Trang trí và Đồ họa Gia Định.
- 1925 : trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương.
* Giai đoạn 2 (từ năm 1930 đến năm 1945):
- Hình thành phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.
- Chất liệu sơn dầu và sơn mài được sử dụng chủ yếu.
- Tác phẩm tiêu biểu: (1943) Thiếu nữ bên hoa huệ; (1944) Hai thiếu nữ và em bé của Tô Ngọc Vân; (1943) Em Thúy của Trần Văn Cẩn ...
* Giai đoạn 3 (từ năm 1945 đến năm 1954):
- Chủ yếu vẽ tranh cổ động và kí họa.
- Đề tài phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến.
- 1952 thành lập trường Mĩ thuật kháng chiến.
- Tác phẩm tiêu biểu: Trận tầm vu của Nguyễn Hiêm, Bác Hồ với các em thiếu nhi của Diệp Minh Châu…
Câu 3:
Kể tên một số tác giả, tác phẩm được nêu trong bài.
- Chân dung cụ Tú Mền – Hs Lê Văn Miến (sơn dầu)
- Cuộc họp - Hs Nguyễn Đỗ Cung (màu bột)
- Con trâu quả thực – Hs Tô Ngọc Vân (kí họa màu nước)
- Trận Tầm Vu – Hs Nguyễn Hiêm (màu bột)
- Em thúy – Hs Trần Văn Cẩn (sơn dầu)
- Đi chợ về - Hs Nguyễn Phan Chánh (tranh lụa)…