Giải SBT Địa 7 Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi châu mỹ. Sự phát kiến ra châu mỹ có đáp án
Giải SBT Địa 7 Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi châu mỹ. Sự phát kiến ra châu mỹ có đáp án
-
151 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lựa chọn đáp án đúng.
a) Diện tích của châu Mỹ lớn thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Đáp án đúng là: B
Câu 2:
b) Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương:
A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
Đáp án đúng là: C
Câu 3:
c) Người đầu tiên tìm ra châu Mỹ là:
A. Ma-gien-lăng.
B. C. Cô-lôm-bô.
C. A-mê-ri-gô.
D. Bê-linh-hao-den.
Đáp án đúng là: B
Câu 4:
Xác định trên bản đồ tự nhiên châu Mỹ (hình 2 trang 140 SGK) các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của châu Mỹ.
- Điểm cực Bắc của châu Mỹ nằm trên đảo Kaffeklubben (tọa độ 710B)
- Điểm cực Nam của châu Mỹ nằm trên quần đảo Nam Thule (tọa độ 530B)
- Điểm cực Đông của châu Mỹ nằm ở Nordostrundingen tại Greenland.
- Điểm cực Tây của châu Mỹ nằm ở đảo Attu.
Câu 5:
Ghép các ô ở bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp
Ghép nối: 1 – c); 2 – a); 3 – b)
Câu 6:
Hãy xác định trên bản đồ tự nhiên châu Mỹ các đối tượng sau:
- Các đại dương: Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
- Hai bộ phận: Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
- Kênh đào Pa-na-ma.
- Học sinh quan sát hình 1 – bản đồ tự nhiên châu Mỹ (SGK – trang 140) để xác định các đối tượng mà đề bài yêu cầu.
Câu 7:
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
b) Lãnh thổ châu Mỹ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam.
c) C. Cô-lôm-bô dẫn đoàn thám hiểm đi theo hướng đông để tìm đường sang châu Á.
d) Cuộc phát kiến của C. Cô-lôm-bô đã khám phá ra một châu lục mới - châu Mỹ.
e) Tên của châu Mỹ được lấy theo tên của nhà thám hiểm C. Cô-lôm-bố.
- Những câu đúng là: a), d).
- Những câu sai là: b), c), e).
Câu 8:
Tại sao châu Mỹ được gọi là “Tân thế giới”?
Câu 9:
Hãy phân tích hệ quả địa lí - lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ.
- Hệ quả địa lí - lịch sử của việc phát kiến ra châu Mỹ:
+ Việc phát kiến ra châu Mỹ đã mở ra con đường biển mới đến các châu lục khác, mở ra thời kì khám phá và chinh phục thế giới.
+ Sau cuộc phát kiến, người châu Âu xâm chiếm và khai phá châu Mỹ với việc khai thác những nguồn nguyên liệu, khoáng sản quý giá và xây dựng văn hoá phương tây trên vùng đất mới.
+ Cuộc phát kiến cũng đẩy nhanh quá trình di dân từ các châu lục sang châu Mỹ.
Câu 10:
Viết một bài giới thiệu (10 - 15 dòng) về hành trình thám hiểm ra châu Mỹ của C. Cô-lôm-bộ.
(*) Bài tham khảo
Năm 1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Ðộ bằng đường biển, nhà hàng hải C.Cô-lôm-bô đã khám phá ra Châu Mỹ, miền đất chưa ai biết đến.
Vào thế kỷ XV, Châu Âu vô cùng sôi động với các hoạt động thương mại lớn. Các nhà buôn lớn với mong muốn kiếm được nhiều tiền, đã thúc giục những người thủy thủ, những nhà thám hiểm đi tìm những miền đất mới để mở rộng thị trường. Thời ấy, Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia giàu có bậc nhất ở phương Đông - nơi mà bất cứ lái buôn Châu Âu nào cũng muốn được đến để trao đổi hàng hóa. Nhưng người ta phải vượt qua rất nhiều lục địa rộng lớn, vượt qua đường đi dài hiểm trở và chỉ được phép tiến về một hướng duy nhất - hướng Đông.
C.Cô-lôm-bô đã quyết tâm đi tìm phương Đông từ một phương hướng khác - từ phía Tây. Ông khẳng định rằng con đường thuận tiện nhất và dễ dàng nhất để đi tới Nhật Bản và Đông Á là đi thuyền vượt Đại Tây Dương về hướng Tây, ông không hề biết rằng, lục địa lớn Châu Mỹ sẽ chắn đường đi của ông.
Vào ngày 3/8/1492, đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Cô-lôm-bô là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa. Chuyến thám hiểm của ông dài hơn dự tính và sau vài tháng tiếp tục lên đênh trên biển không tìm thấy đất liền, thủy thủ đoàn bắt đầu lo ngại và yêu cầu ông phải quay trở lại Tây Ban Nha. Ông đã giao hẹn với thủy thủ đoàn là nếu trong hai ngày không nhìn thấy đất liền, ông sẽ chấp nhận cho thuyền quay về.
Ðúng hai ngày sau vào ngày 12/10/1492, một thủy thủ đã thấy các chỉ dấu của đất liền. Những thổ dân đầu tiên trên đảo được Cô-lôm-bô gọi là người Indian vì lúc đầu ông lầm tưởng mình đã đến được Ấn Ðộ. Sau đó, ông được triều đình và nhân dân đón tiếp trọng thể, được vua phong làm Phó vương và Toàn quyền các thuộc địa ở châu Mỹ. Mặc dù Cô-lôm-bô tới được Châu Mỹ do sự tình cờ bởi chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á, và cho tới ngày qua đời, Cô-lôm-bô vẫn tin rằng mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng dù xảy ra sự nhầm lẫn đó, người đời sau vẫn tôn vinh ông là một trong những nhà hàng hải lớn nhất. Thế giới sẽ không phải là như hiện tại nếu không có những khám phá vĩ đại của ông.