Giải SBT Giáo dục công dân 6 CTST Bài 4: Tôn trọng sự thật có đáp án
Giải SBT Giáo dục công dân 6 CTST Bài 4: Tôn trọng sự thật có đáp án
-
149 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Những nội dung nào dưới đây là biểu hiện của tôn trọng sự thật?
A. Nói một phần sự thật
B. Sẵn sàng bảo vệ sự thật
C. Không che giấu sự thật
D. Không nói sai sự thật
Đáp án B, C, D
Câu 2:
Những nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của tôn trọng sự thật?
A. Sẵn sàng bảo vệ sự thật
B. Chối bỏ sự thật
C. Luôn nói đúng sự thật
D. Che giấu sự thật
Đáp án B, D
Câu 7:
- Lời hay lẽ phải
- Nói phải củ cải cũng nghe
- Danh ngôn: “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận”.
Câu 8:
- Biết nhận lỗi của bản thân và nhận thức khách quan về người khác.
- Trung thực trong thi cử, báo cáo thầy giáo về lỗi sai của bạn.
- Tố cáo hành vi, việc làm sai trái.
- Không che giấu, bao biện lời nói dối của người khác.
Câu 9:
- Tôn trọng sự thật bảo vệ cuộc sống, bảo vệ cho những điều đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai. Tôn trọng sự thật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tính cách của con người.
- Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Khiến tâm hồn con người thoải mái, sức khỏe tốt, bản thân đẹp hơn trong mắt mọi người, sẽ tăng thêm uy tín, danh dự, mọi người sẽ tín nhiệm.
Câu 10:
- Tố cáo hành vi ăn cắp tiền của bạn.
- Không bán hàng đa cấp, lừa gạt mọi người.
- Báo cáo với cô giáo bạn gian lận trong giờ kiểm tra.
- Dũng cảm và khôn khéo khi tố cáo tên trộm với phụ xe buýt.
- Thẳng thắn, chân thành và tế nhị khi khuyên bạn nhận lỗi và phản ánh sự thật với thầy giáo.
Câu 11:
Xử lí tình huống.
Tình huống 1. Nam và Long học cùng lớp với nhau. Vừa rồi Long xin mẹ tiền đóng học phí nhưng lại dùng số tiền đó để la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Nam biết chuyện này do tình cờ nghe Long nói chuyện với một bạn trong lớp. Khi cô giáo hỏi Long: “Tại sao em chưa đóng học phí?” Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
Tình huống 2. Mai và Kiên nhận được kết quả bài kiểm tra môn Toán. Mai rất lo lắng vì kết quả bài kiểm tra thấp nên đã nói với Kiên: “Kiên ơi , mình lo quá, bài kiểm tra điểm thấp thế này thì mẹ mình sẽ rất buồn và thất vọng về mình, mình giấu không nói cho mẹ biết, bạn thấy sao?”. Nếu là Kiên, em sẽ nói gì với Mai?
Tình huống 3. Ngọc và Lâm vừa tham gia hội thao của trường về. Trong lúc đi đường, hai bạn nói chuyện với nhau, Ngọc nói: “Rõ ràng là Tùng đã chơi gian lận mới giành chiến thắng, hay là mình báo với cô đi”. Lâm nói: “Thôi, mình coi như không biết đi, nói ra Tùng lại ghét chúng mình đấy”. Nếu là bạn của các nhân vật trên, em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào cho các bạn?
Tình huống 4. Trên đường đi học về, Minh và Thanh nhìn thấy một thanh niên giả tàn tật để xin tiền người đi đường. Nếu là Minh và Thanh, em sẽ làm gì?
- Tình huống 1: Nếu em là Nam, em sẽ khuyên Long nói thật với cô giáo, xin lỗi cô và mẹ vì đã tiêu mất số tiền ấy.
- Tình huống 2: Nếu em là Kiên, em sẽ khuyên Mai nên thật thà nói với mẹ và lần sau sẽ chăm chỉ, cố gắng hơn để đạt kết quả tốt hơn.
- Tình huống 3: Nếu là bạn của các nhân vật trên, em sẽ khuyên các bạn nói ra sự thật với cô giáo để mọi người đều được công bằng.
- Tình huống 4: Nếu em là Minh và Thanh em sẽ nói với anh ấy rằng anh ấy làm như thế là sai, là không trung thực, lợi dụng sự thương hại của người tốt.
Câu 12:
Em sẽ làm gì trong những tình huống sau?
1. Em sẽ xin lỗi cô giáo và làm bù bài tập đầy đủ.
2. Em sẽ nói ra sự thật sau đó chủ động làm hòa với Loan và xin lỗi vì mọi chuyện đã xảy ra.
3. Em sẽ khuyên Yến nên nói ra sự thật thì tốt hơn.
4. Em sẽ tố cáo ông Hậu vì tội trộm cắp.
5. Em sẽ khuyên Hoàng không nên làm như vậy.
Câu 13:
Một lần, Bác đi câu cá ở bờ suối cùng một chiến sĩ trẻ đi theo cùng ngồi câu cá với Bác để bảo vệ Bác. Khi về, Bác bảo người chiến sĩ trẻ mang giỏ cá câu được vào nhà bếp để các cô cấp dưỡng làm cơm cho cả cơ quan Bác, cháu cùng ăn. Vào nhà bếp, thấy mấy em gái xinh xắn, cậu chiến sĩ ta bắt đầu tán, quên hết lời Bác dặn và hứng lên nói “Anh tặng các em giỏ cá anh câu, Bác đi chơi chứ Bác có câu được con nào đâu”. Chuyện này có thể cho qua, vì là thanh niên, nhất là đứng trước mặt những em gái xinh xắn cũng là dễ hiểu. Nhưng nếu không sửa thì thành lỗi về đạo đức, tức là nói sai sự thật, là không trung thực, cho nên Bác sửa. Bác sửa rất khéo. Bác biết chuyện người chiến sỹ nói với các cô cấp dưỡng, mà Bác coi như không biết. Hôm sau, hai bác cháu vẫn đi câu cá bình thường như không có chuyện gì xảy ra, nhưng câu được con nào, Bác lặng lẽ cấu đuôi con đó đi để đánh dấu. Sau đó, Bác bảo hôm nay Bác hơi mệt nên về sớm một chút. Tưởng Bác mệt thật, người chiến sỹ đưa Bác về. Đến một bãi cỏ xanh bằng phẳng, Bác bảo nghỉ một lát cho đỡ mệt và Bác nói: “Hai bác cháu mình thử chia cá xem ai được nhiều hơn, con nào của Bác, Bác đánh dấu rồi đấy, còn lại chắc là của chú câu phải không”. Bác rất thấu hiểu tâm lý, ở đời có tật giật mình nên Bác hỏi rất hóm hỉnh. Vừa nói, Bác vừa nhìn mặt người chiến sỹ trẻ đang đỏ mặt vì xấu hổ. Người chiến sỹ trẻ rất thấm thía, tự nhủ về sau chớ có dại mồm, dại miệng như thế nữa. Bác sửa lỗi như thế, không nhiều lời, không đao to búa lớn mà thấm thía vào tận gan ruột.
Qua tấm gương của Bác Hồ, em học được cần thật thà, ngay thẳng, nói đi đôi với làm theo đúng sự thật dù là việc nhỏ hay việc lớn. Tôn trọng sự thật là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính.