IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Giáo dục công dân Giải SBT Giáo dục công dân 6 CTST Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án

Giải SBT Giáo dục công dân 6 CTST Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án

Giải SBT Giáo dục công dân 6 CTST Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án

  • 114 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam?
Xem đáp án

Đáp án D


Câu 2:

Căn cứ quan trọng nhất để xác định công dân một nước là
Xem đáp án

Đáp án B


Câu 4:

Em hãy cho biết bông hoa nào được thể hiện trên quốc huy Việt Nam? Em sẽ giới thiệu với mọi người về bông hoa đó như thế nào?
Xem đáp án

- Bông lúa được thể hiện trên quốc huy Việt Nam.

- Hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho công nghiệp khẳng định: Việt Nam là nước liên minh công - nông và luôn đoàn kết cùng nhau để xây dựng đất nước phát triển hơn. Chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".


Câu 5:

Em hãy thuyết trình về chủ đề sau:

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không nhất thiết phải là người sinh ra ở Việt Nam.

- Mở bài

- Thân bài

- Kết bài

Xem đáp án

- Mở bài: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không nhất thiết phải là người sinh ra ở Việt Nam.

- Thân bài: Các trường hợp sau để được công nhận là công dân Việt Nam: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai. Trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam ko rõ bố mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

- Kết bài: Căn cứ để xác định một người là công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.


Câu 6:

Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?

Tình huống 1. Bố mẹ Nam là người nước ngoài sống ở lãnh thổ Việt Nam đã lau. Nam sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Theo em Nam có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?

Tình huống 2. Anh A và chị B là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo em, anh A và chị B xin giữ quốc tịch Việt Nam có được không?

Tình huống 3. Anh Trần Văn B đi du lịch ngang vùng dịch Covid 19 và được yêu cầu tự cách li. Anh B cho rằng đã tự cách li thì không cần khai báo y tế , lấy mẫu xét nghiệm. Theo em, anh B xử lí như vậy đã đúng chưa? Vì sao? 

Xem đáp án

- Tình huống 1. Nam không phải là công dân Việt Nam vì bố mẹ Nam không phải người Việt Nam, Nam không có quốc tịch Việt Nam.

- Tình huống 2. Anh A và chị B được giữ quốc tịch Việt Nam vì họ được sinh ra là người Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam.

- Tình huống 3. Anh B xử lí như vậy chưa đúng vì cần khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm để được theo dõi sức khỏe tại nhà và khoanh vùng cách ly phù hợp.


Câu 9:

Em hãy vẽ một trang phục dân tộc mà em yêu thích và chia sẻ của em về những phong tục tập quán, văn hóa của dân tộc đó.
Xem đáp án

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng, 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái. Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tấm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm.

Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Bắt đầu thi ngay