Giải SBT Hoạt động trải nghiệm 6 Chủ đề 7: Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam - Bộ Chân trời sáng tạo
A. Khám phá - Kết nối kinh nghiệm (trang 47, 48)
-
1173 lượt thi
-
4 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy kể về nghề truyền thống mà em biết và giá trị mà nghề đó mang lại.
- Làng nghề tranh khắc gỗ dân gian ở Đông Hồ tại Thuận Thành Bắc Ninh. Sản phẩm: tranh dân gian.
- Nghề nặn tò he tại Phú Xuyên Hà Nội. Sản phẩm: Tò he.
- Nghề làm nón tại làng Chuông Thanh Oai Hà Nội.
- Nghề dệt thổ cẩm tại Mai Châu Hoà Bình. Sản phẩm áo quần. chăn thổ cẩm.
- Nghề chồng chè tại Tân Cương Thái Nguyên. Sản phẩm: chè
- Nghề làm nước mắm tại Phú Quốc, Kiên Giang. Sản phẩm: nước mắm.
Ý nghĩa của làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Dẫu cho xã hội và thời đại thay đổi những làng nghề truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy vì nó đem lại bản sắc Việt, là giá trị văn hoá lớn cho Việt Nam. Các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới.
Câu 2:
Quan sát các tranh sau đây rồi gọi tên và mô tả những hoạt động đặc trưng của từng nghề.
- Nghề làm gốm
Quy trình tạo ra các sản phẩm làm gốm gồm các đặc trưng: làm đất ( thấu đất). Tạo hình sản phẩm gốm, trang trí hoa văn, tráng men và nung đốt sản phẩm.
- Nghề làm dệt vải
Quy trình tạo ra các sản phẩm làm dệt vải gồm các đặc trưng: bật bông tơi, kéo thành sợi dài, xé bông thành chỉ, ngâm màu, phơi khô và dệt thành những tấm vải.