IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Hoạt động trải nghiệm Giải SBT Hoạt động trải nghiệm 6 Chủ đề 7: Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam - Bộ Chân trời sáng tạo

Giải SBT Hoạt động trải nghiệm 6 Chủ đề 7: Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam - Bộ Chân trời sáng tạo

B. Rèn luyện kĩ năng (trang 49, 50, 51)

  • 1169 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Ghi lại kết quả phỏng vấn nghệ nhân.

Chủ đề 7 Rèn luyện kĩ năng

Chủ đề 7 Rèn luyện kĩ năng

Xem đáp án

- Nghề truyền thống

+ Tên nghề truyền thống: Nghề làm gốm

+ Làng nghề: Gốm Bát Tràng

- Nghệ nhân được phỏng vấn

+ Họ và tên: Trần Văn Độ

+ Tuổi: 64

- Mục đích phỏng vấn nghệ nhân: 

+ Tình cảm của nghệ nhân đối với nghề.

+ Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với nghề. 

+ Cần làm gì để rèn luyện, tiếp nối cha ông giữ gìn nghề truyền thống. 

- Hệ thống câu hỏi sử dụng để phỏng vấn nghệ nhân

+ Tại sao nghệ nhân lại tiếp nối nghề nghiệp truyền thống trong thời điểm hiện tại?

+ Theo nghệ nhân, để làm nghề truyền thống, người nghệ nhân cần có yêu cầu gì về phẩm chất và năng lực?

+ Chúng ta cần làm gì để rèn luyện, tiếp nối cha ông giữ gìn nghề truyền thống?

Kết quả phỏng vấn: 

Phỏng vấn “người giữ lửa” của làng gốm Bát Tràng – nghệ nhân Trần Văn Độ. Nghệ nhân từng tâm sự ông chỉ quan tâm đến làng nghề gốm và văn hóa truyền thống thể hiện qua các sản phẩm gốm.Và đó là lý do khiến ông lựa chọn con đường “tìm lại ký ức” qua các sản phẩm gốm cổ. Ông miệt mài nghiên cứu không kể ngày đêm. Người ta thường nói làm lao động, đến chạng vạng tối là nghỉ ngơi nhưng khi ông dừng công việc tay chân là lúc ông để trí óc làm việc. Suy nghĩ miên man về cách phục chế men cổ, tạo đường nét tinh xảo cho các sản phẩm và “phủ màu thời gian” cho các sản phẩm mà ông được tín nhiệm phục dựng. Bây giờ, người ta gọi ông là “Vua men gốm”, là người thổi hồn vào gốm, là tài hoa giữ hồn gốm… nhưng ông vẫn chỉ đau đáu với nghề, với nghiệp thổi hồn vào đất vô tri vô giác. Những tác phẩm của ông luôn được treo ở những nơi trang trọng. Ví như tác phẩm tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã được đặt tại bảo điện tinh hoa của Trường đại học Havard (Hoa Kỳ), ví như 60 tác phẩm mang dòng gốm Lý-Trần-Lê được tổ chức trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và TP Hà Nội đã làm quà tặng cho nhân dân và chiến sĩ biển đảo Trường Sa đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đấy là còn chưa kể, đã nhiều lần, các sản phẩm của ông theo các nguyên thủ quốc gia ra nước ngoài, làm quà tặng cho các bạn quốc tế.  


Câu 4:

Nối các ô ở cột “Việc làm để giữ gìn nghề truyền thống” với các ô ở cột “Ý nghĩa của việc làm” cho phù hợp. 

Chủ đề 7 Rèn luyện kĩ năng

Xem đáp án

(1) Trang bị thêm cơ sở vật chất, máy móc hiện đại trong khi làm nghề truyền thống – Nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội cho các làng nghề.

(2) Cập nhật yếu tố hiện đại, quy trình chuẩn trong đào tạo nguồn nhân lực tham gia lao động các nghề truyền thống - Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

(3) Quảng bá du lịch gắn với các làng nghề truyền thống – Tạo cơ hội cho các làng nghề sản xuất đồ thủ công, mĩ nghệ, đồ dùng trang trí, gia dụng đáp ứng nhu cầu của xã hội, trang trí, làm đẹp. 

(4) Giới thiệu sản phẩm truyền thống ra nhiều nước trên thế giới – Giúp hồi sinh cho các làng nghề truyền thống, tạo ra những thay đổi, thích ứng phù hợp nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thị trường trong nước và quốc tế.

(5) Khuyến khích cộng đồng trong nước sử dụng sản phẩm nghề truyền thống – Đảm bảo thu nhập, tương lai cho người lao động và ngành nghề.

(6) Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông về nghề truyền thống – Định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đồng thời góp phần phân luồng học sinh, cũng như phát triển nghề truyền thống.


Câu 5:

Hãy viết những việc em đã làm để giữ gìn nghề truyền thống.

Xem đáp án

- Em tham gia các hoạt động trải nghiệm làm sản phẩm truyền thống. 

- Giới thiệu đến bạn bè về làm nghề truyền thống ở địa phương em. 


Bắt đầu thi ngay