IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử & địa lý Giải SBT Lịch sử Chương 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc - Bộ Cánh diều

Giải SBT Lịch sử Chương 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc - Bộ Cánh diều

Bài 13: Nước Âu Lạc - SBT Lịch sử 6 Bộ Cánh Diều

  • 1578 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nước Âu Lạc ra đời vào năm

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần (208 TCN), Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương. Hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt hợp lại thành một nước, lấy tên là Âu Lạc.


Câu 2:

Ai là người lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh bại quân Tần, lập ra nước Âu Lạc?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Vào khoảng cuối thế kỉ III TCN, quân Tần tiến đánh Văn Lang. Thục Phán là thủ lĩnh của người Âu Việt có sức mạnh và mưu lược đã lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu giành thắng lợi.


Câu 3:

Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.


Câu 4:

Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).


Câu 5:

Đặt các từ ngữ cho sẵn vào các ô A, B, C để hoàn thành sơ đồ tổ chức Nhà nước Âu Lạc. Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa tổ chức Nhà nước Âu Lạc và tổ chức Nhà nước Văn Lang. (1) Bộ (Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng); (2) Chiềng, chạ (Đứng đầu là Bồ chính); (3) An Dương Vương (Nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu).

Đặt các từ ngữ cho sẵn vào các ô A, B, C để hoàn thành sơ đồ tổ chức Nhà nước Âu Lạc. (ảnh 1)

Xem đáp án

* Hoàn thiện sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc:

Các cụm từ cho sẵn được điền lần lượt theo thứ tự dưới đây:

A – (3) An Dương Vương (Nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu).

B – (1) Bộ (Đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng)

C - (2) Chiềng, chạ (Đứng đầu là Bồ chính)

* So sánh tổ chức nhà nước của Văn Lang và Âu Lạc:

- Giống nhau: 

+ Cơ cấu tổ chức (đứng đầu nhà nước là vua; giúp việc cho vua là các Lạc hầu; đứng đầu các bộ là lạc tướng; Bồ Chính là người đứng đầu chiềng, chạ).

+ Các đơn vị hành chính (bộ => chiềng, chạ).

- Khác nhau: 

+ Thời Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương, lãnh thổ mở rộng hơn trước; số bộ cũng nhiều hơn thời Văn Lang.

+  Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước.

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.


Câu 6:

Những hình ảnh dưới đây cho em biết điều gì về sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và kĩ thuật quân sự của cư dân Âu Lạc?

Những hình ảnh dưới đây cho em biết điều gì về sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp (ảnh 1)

Xem đáp án

- Hình 13.2 - Lưỡi cày đồng đã được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. 

- Hình 13.3 - Trống đồng là sản phẩm của văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.

- Hình 13.4 và hình 13.5: Việc chế tạo ra nỏ Liên Châu và mũi tên đồng là những thành tựu đặc sắc về kĩ thuật quân sự.

- Ngoài ra, các hình từ 13.2 đến 13.4, còn cho thấy nghề luyện kim, đúc đồng của cư dân Việt cổ rất phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú.


Câu 7:

Những tín ngưỡng, phong tục, lễ hội nào từ thời Văn Lang, Âu Lạc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển đến ngày nay?

Xem đáp án

- Một số tín ngưỡng, phong tục, lễ hội từ thời Văn Lang, Âu Lạc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển đến ngày nay:

+ Thờ cúng tổ tiên.

+ Tục làm bánh chưng, bánh giày ngày lễ tết.

+ Tục ăn trầu.

+ Nhiều lễ hội, trò chơi dân gian (ví dụ: lễ mừng lúa mới; lễ hội xuống đồng; trò chơi đua thuyền, đấu vật…)…


Bắt đầu thi ngay