Chủ đề 5: Giai điệu quê hương
-
447 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bài hát Mưa rơi gợi cho em cảm xúc gì? (SGK trang 38)
Bài hát cho em cảm nhận về cuộc sống tươi đẹp tràn đầy sức sống nhờ những cơn mưa: Cây cối tốt tươi, bướm bay rập rờn, chim chóc líu lo, tiếng người cười nói vui vẻ …
Câu 2:
Nêu đặc điểm chung nhất của hai nhạc cụ khèn và sáo trúc (SGK trang 43)
Khèn: Là loại nhạc cụ lâu đời ở Việt Nam, gồm nhiều ống lưỡi lam được ghép với nhau qua một bình cộng hưởng. Khi thổi, hơi đi qua các lưỡi lam tạo ra âm thanh. Khèn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc người Mông, người Thái…
Sáo trúc: Rất quen thuộc với khung cảnh làng quê Việt Nam thanh bình. Sáo được làm bằng trúc hoặc nứa, gồm một lỗ thổi và nhiều lỗ bấm. Âm thanh tiếng sáo trong trẻo, tươi sáng, không chỉ để độc tấu, hòa tấu mà còn để đệm hát, ngâm thơ… Sáo có hai loại: Sáo ngang và sáo dọc. Khác với sáo dọc, sáo ngang có một đầu được bịt kín bằng mấu gần lỗ thổi.
Câu 3:
Sưu tầm 1,2 bản độc tấu, hòa tấu khèn hoặc sáo trúc.
Hòa tấu sáo trúc Bèo dạt mây trôi, Trống cơm, Nhà em ở lưng đồi…
Câu 6:
Chia sẻ với các bạn bản hòa tấu, độc tấu của khèn hoặc của sáo trúc em đã sưu tầm được.
Bản hòa tầu Bèo dạt mây trôi:
* Giới thiệu bài hát Bèo dạt mây trôi: Là bài hát dân ca Việt Nam, với giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm, bài hát giống như lời tâm tình đôi lứa, cảu cô gái gửi cho chàng trai bằng tấm lòng chân thành của mình.
* Giới thiệu nhạc cụ: Bản hòa tấu sử dụng kết hợp hai loại nhạc cụ sáo trúc và ghi – ta, giúp người nghe cảm nhận bài hát một cách trọn vẹn nhất.