Giải SGK Địa lí 11 Cánh Diều Bài 9: EU - Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
Giải SGK Địa lí 11 Cánh Diều Bài 9: EU - Một liên kết kinh tế khu vực lớn. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
-
99 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Liên minh châu Âu (EU) được xem như là một tổ chức liên kết khu vực lớn, tương đối chặt chẽ và thống nhất; là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn hàng đầu thế giới; có vị thế ngày càng cao và vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Vậy EU có quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động như thế nào? EU có vị thế ra sao trong nền kinh tế thế giới?
- Quy mô của EU: tính đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 3,1% diện tích và 5,7% dân số thế giới.
- Mục tiêu của EU:
+ Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại nhằm thúc đẩy sự thống nhất châu Âu và góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Thể chế hoạt động của EU:
+ Gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Ủy ban Liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa Kiểm toán châu Âu, Tòa án Công lí EU.
+ Mọi vấn đề quan trọng do các cơ quan đầu não trên của EU quyết định.
- Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới:
+ Là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
+ Là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới.
+ Là trung tâm khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới.
Câu 2:
Đọc thông tin và quan sát hình 9.1, hãy xác định các quốc gia thuộc EU tính đến năm 2021.
- Tính đến năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, bao gồm: Thụy Điển; Phần Lan; Ex-Tô-ni-a; Lát-vi-a; Lít-va; Đan Mạch; Ai-len; Hà Lan; Đức; Ba Lan; Bỉ; Séc; Xlô-va-ki-a; Áo; Hung-ga-ri; Pháp; I-ta-li-a; Xlô-vê-ni-a; Crô-a-ti-a; Lúc-xăm-bua; Man-ta; Ru-ma-ni; Bun-ga-ri; Hy Lạp; Bồ Đào Nha; Tây Ban Nha và Síp.
Câu 3:
Đọc thông tin và quan sát các hình 9.2, 9.3, hãy xác định mục tiêu và thể chế hoạt động của EU
- Mục tiêu hoạt động của EU:
+ Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền tệ được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại nhằm thúc đẩy sự thống nhất châu Âu và góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Thể chế hoạt động của EU:
+ Các cơ quan đầu não của EU gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Ủy ban Liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa Kiểm toán châu Âu, Tòa án Công lí EU.
+ Mọi vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị do các cơ quan đầu não trên quyết định.
Câu 4:
Đọc thông tin, quan sát hình 9.4 và dựa vào bảng 9.2, hãy chứng minh vị thế lớn của EU trong nền kinh tế thế giới.
- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
+ Năm 2021 EU đóng góp khoảng 17,8% GDP thế giới.
+ Trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới thì có 3 nước thuộc EU.
- EU là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới:
+ EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới.
+ EU đã kí kết các hiệp định thương mại tự do và các hiệp định có thành phần thương mại với nhiều nước. Các mặt hàng EU nhập khẩu nhiều nhất là: dầu mỏ, khí tự nhiên, u-ra-ni-um… Các mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới của EU là: ô tô, máy bay, điện tử, dược phẩm, nông sản...
+ EU là trung tâm tài chính lớn của thế giới, các hoạt động thương mại, tài chính có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính thế giới.
- EU là trung tâm khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới:
+ Các nước EU xây dựng EU thành một nền kinh tế tri thức có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới. Khoa học - công nghệ được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực.
+ Những năm gần đây tập trung vào sản xuất vật liệu tiên tiến, công nghệ khoa học đời sống, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bảo mật và kết nối, hàng không vũ trụ.
Câu 5:
Đọc thông tin, hãy lựa chọn và phân tích một số biểu hiện của hợp tác, liên kết trong khu vực EU.
(*) Lựa chọn trình bày vấn đề: Xây dựng thị trường chung EU thống nhất, bền vững.
- EU đã thiết lập một thị trường chung, trong đó các hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn, con người được tự do lưu thông giữa các nước thành viên.
+ Hàng hóa: được đảm bảo di chuyển tự do trong biên giới của EU, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cao cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
+ Dịch vụ: tự do đối với các dịch vụ như vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,…
+ Tiền vốn: cho phép di chuyển các khoản đầu tư như mua tài sản và mua cổ phần giữa các quốc gia, mở tại khoản tại các ngân hàng trong khối,…
+ Con người: công dân EU có thể di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên để sinh sống, làm việc, học tập hoặc nghỉ hưu.
- Thị trường chung có vai trò kích thích cạnh tranh và thương mại, cải thiện hiệu quả, nâng cao chất lượng và hạ giá thành; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Câu 6:
Việc thiết lập thị trường chung châu Âu và sử dụng đồng tiền Ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của EU?
- Thị trường chung có vai trò kích thích cạnh tranh và thương mại, cải thiện hiệu quả, nâng cao chất lượng và hạ giá thành; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Đồng Ơ-rô là một trong những đồng tiền có giá trị ổn định, là hạt nhân và động lực của tiến trình hợp tác, liên kết và nhất thể hóa của EU. Đồng Ơ-rô góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, gỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan và có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hành chính.
Câu 7:
Dựa vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng trong xuất khẩu của EU và các trung tâm kinh tế với so với thế giới năm 2020. Rút ra nhận xét.
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Nhìn chung EU chiếm tỉ trọng cao trong xuất khẩu của thế giới năm 2020, cao hơn các trung tâm kinh tế khác, cụ thể:
+ EU chiếm tỉ trọng cao nhất trong xuất khẩu của thế giới năm 2020, đạt tới 31%.
+ Tiếp đó đứng thứ 2 là Trung Quốc với 12,7%
+ Hoa Kỳ chiếm tỉ trọng khá cao trong xuất khẩu thế giới, đạt 9,2%.
+ Thấp nhất là Nhật Bản, chỉ chiếm 3,3% trong tỉ trọng xuất khẩu thế giới.
Câu 8:
Tìm kiếm thông tin trên internet và các nguồn tư liệu khác về một trong các vấn đề của EU (tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, sử dụng chung đồng Ơ-rô, tự do tiền vốn, hợp tác sản xuất,…). Hãy viết một đoạn văn ngắn (10-15 dòng) để giới thiệu về vấn đề đó.
(*) Thông tin tham khảo: Vấn đề sử dụng chung đồng Ơ-rô trong EU
- Ngay từ giai đoạn đầu hiện thực ý tưởng, việc hợp nhất các đồng nội tệ của 11 quốc gia thành viên EU thành một đồng ơ-rô chung diễn ra khá suôn sẻ. Cho đến nay, có tổng cộng 19 nước tham gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hình thành một thị trường rộng lớn với quy mô kinh tế gần tương đương với Mỹ. Nhờ đó, EU trở thành một khối kinh tế vững mạnh, liên kết chặt chẽ hơn, ảnh hưởng của EU tới các vấn đề chính trị thế giới cũng ngày càng lớn mạnh. Mong muốn được thu nạp vào “Câu lạc bộ Eurozone” khiến nhiều quốc gia thành viên, đặc biệt là các nước Trung và Đông Âu gia nhập EU, đã thực hiện nhiều cải cách tích cực.
- Đồng tiền chung ra đời góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, gỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hành chính. Các giao dịch trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí... của khu vực đều được thống nhất bởi một hệ thống tiền tệ chung. Những thị trường vốn nhỏ lẻ kết hợp lại thành một thị trường tài chính vững mạnh, có tính thanh khoản cao. Eurozone hiện có những quy định, quy tắc tài chính hoàn thiện hơn, các thể chế tài chính và quỹ hoạt động hiệu quả hơn, do vậy, đồng tiền này được coi là “cội nguồn ổn định” chống lại trào lưu dân túy gia tăng tại châu Âu, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại khu vực.
- Thông qua việc sử dụng đồng ơ-rô, người tiêu dùng và doanh nghiệp trong khối có thể so sánh giá cả hàng hóa và dịch vụ một cách dễ dàng, vì thế giá cả được minh bạch giữa các nước thành viên, thúc đẩy giao lưu buôn bán, tăng tiêu dùng, phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ. Từ đó, tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong khối, cải thiện mức sống của người dân.