Giải SGK Địa lí 11 KNTT Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á
-
109 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kinh tế khu vực Tây Nam Á có đặc điểm như thế nào và phát triển ra sao?
- Đặc điểm kinh tế khu vực Tây Nam Á:
+ Quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP tăng liên tục, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
+ Quy mô GDP giữa các quốc gia trong khu vực có sự khác biệt rất lớn chủ yếu do phân bố tài nguyên dầu mỏ, chính sách phát triển, sự tác động của các cường quốc.
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chủ yếu là ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10%
- Sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á:
+ Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.
+ Một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí, chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển.
+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,…
Câu 2:
Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á.
- Quy mô nền kinh tế:
+ Quy mô GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2000 - 2020, năm 2020 GDP đạt 3184,4 tỉ USD, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
=> Nguyên nhân: các nước khu vực Tây Nam Á có nguồn dầu mỏ và khí tự nhiên dồi dào là động lực để phát triển kinh tế, nguồn thu nhập chính của một số quốc gia.
+ Quy mô GDP giữa các quốc gia có sự khác biệt rất lớn.
=> Nguyên nhân: Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia khu vực Tây Nam Á chủ yếu do: sự phân bố tài nguyên dầu mỏ không đều giữa các quốc gia; chính sách phát triển và mức độ đầu tư khoa học - công nghệ của các quốc gia khác nhau; sự tác động của các cường quốc trên thế giới.
- Tăng trưởng kinh tế:
+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Nam Á dạt 6,0%, đến năm 2015, giảm xuống còn 1,1%; đến năm 2020, kinh tế khu vực Tây Nam Á tăng trưởng âm, ở mức -6,3%.
=> Nguyên nhân: do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,...
- Bước sang thế kỉ XXI, một số quốc gia Tây Nam Á giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí và chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức.
- Cơ cấu kinh tế:
+ Ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10% GDP.
=> Nguyên nhân: sản xuất nông nghiệp ở khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít.
+ Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80% GDP và xu hướng tăng.
=> Nguyên nhân: các quốc gia chủ yếu tập trung vào khai thác dầu mỏ.
Câu 3:
Dựa vào nội dung mục II và hình 16.1, 16.2, hãy trình bày đặc điểm nổi bật của một số ngành kinh tế ở khu vực Tây Nam Á.
- Ngành nông nghiệp:
+ Chiếm khoảng 10% GDP và 25% lực lượng lao động của khu vực (năm 2020). Sản xuất nông nghiệp của khu vực Tây Nam Á tương đối khó khăn do khí hậu khô hạn, diện tích đất canh tác ít.
+ Các sản phẩm trồng trọt chính: cây lương thực (lúa gạo, lúa mì), cây công nghiệp (bông, thuốc lá, cà phê), cây ăn quả. Các quốc gia phát triển ngành trồng trọt là: Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, I-rắc…
+ Chăn nuôi kém phát triển, phổ biến hình thức chăn thả. Các quốc gia có đồng cỏ lớn phát triển chăn nuôi gia súc (bò, dê, cừu) là Y-ê-men, I-ran, Áp-ga-ni-xtan…
+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển ở: ven biển Địa Trung Hải, Biển Đỏ, vịnh Péc-xích.
- Ngành công nghiệp:
+ Chiếm hơn 40% GDP của Tây Nam Á (2020);
+ Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí là ngành then chốt và đóng góp lớn vào quy mô GDP của nhiều quốc gia Tây Nam Á.
+ Công nghiệp dệt, may phát triển khá mạnh do có nguồn nguyên liệu bông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Xiri, Iran, Irắc.
+ Công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng chưa thực sự phát triển nên phải nhập khẩu nhiều thực phẩm và hàng tiêu dùng.
- Ngành dịch vụ:
+ Đóng góp hơn 40% GDP và có xu hướng tăng.
+ Phát triển giao thông quốc tế: đường hàng hải với các cảng lớn như Ten A-víp, En Cô-oét…; đường hàng không với các sân bay lớn như Đu-bai, Đô-ha, An-ca-ra…
+ Hoạt động ngoại thương nổi bật là xuất khẩu dầu khí, đối tác thương mại chủ yếu là các nước khu vực châu Á, EU, Hoa Kỳ; nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản.
+ Thu hút lượng lớn khách du lịch do sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích phát triển du lịch của chính phủ các nước.
Câu 4:
Dựa vào bảng 16.3, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Tây Nam Á giai đoạn 2010 - 2020 và nêu nhận xét, giải thích.
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Tây Nam Á trong giai đoạn 2010 - 2020 có xu hướng suy giảm. Cụ thể từ mức 6% năm 2010 giảm xuống chỉ còn 1,1% năm 2015 và giảm sâu xuống - 6,3% tạo ra mức độ chênh lệch lớn.
- Giải thích:
+ Giai đoạn 2010 tăng trưởng GDP đạt 6% do nhiều quốc gia khu vực Tây Nam Á chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang ngành công nghiệp dầu khí nên tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
+ Giai đoạn 2015, tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 1,1% vì chịu ảnh hưởng nhiều biến động (bất ổn xã hội - chính trị, cuộc chiến giá dầu).
+ Giai đoạn 2020 tăng trưởng GDP âm, xuống mức -6,3%, do một số quốc gia chuyển sang phát triển nền kinh tế tri thức, tập trung nghiên cứu và phát triển, giảm sự lệ thuộc vào dầu khí, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nền kinh tế khu vực bị khủng hoảng, thu nhập GDP và thu nhập bình quân đầu người đều giảm.
Câu 5:
Tìm kiếm thông tin về một hoạt động kinh tế của khu vực Tây Nam Á (các ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu,…)
(*) Tham khảo: Ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)
- Công nghệ nông nghiệp (AgTech) và chương trình an ninh lương thực của UAE:
+ AgTech bao gồm các phương pháp nông nghiệp tiên tiến, khác biệt với cách canh tác truyền thống, do đó AgTech được xem là một giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE nhằm giảm 90% thực phẩm mà nước này hiện đang nhập khẩu.
+ Chính phủ UAE đã thực hiện các chính sách như canh tác nông nghiệp trong môi trường có kiểm soát (controlled-environment agriculture - CEA), sử dụng công nghệ cao đối với sản xuất thực phẩm, quản lý đầu vào nông nghiệp đúng cách và tối đa hóa sản lượng, kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp với các cơ quan chính phủ để cung cấp các giải pháp về CEA nhằm thực hiện một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự đổi mới.
+ Phổ biến nhất của AgTech trong lĩnh vực nông nghiệp UAE là sử dụng cảm biến làm tăng năng suất cho các dự án nông nghiệp quy mô lớn và các trang trại hữu cơ nhỏ. Các thiết bị GPS trang bị cảm biến được sử dụng để kiểm soát cây trồng cũng như việc tận dụng tối đa đất và nước, và điều tiết ánh sáng bằng công nghệ cho phù hợp với từng loại cây trồng. Nuôi trồng thủy sản, nông trại thẳng đứng, sử dụng cảm biến và sử dụng máy bay điều khiển từ xa… là một số công nghệ đang được sử dụng ở UAE để tối đa hóa sản xuất cây trồng trong khi vẫn đảm bảo tốt các nguồn lực khác.
- Nông trại thẳng đứng được xác định là giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE:
+ Nông trại thẳng đứng là hình thức canh tác với việc thực vật được trồng theo chiều dọc nhiều tầng trong môi trường trong nhà, nơi các yếu tố môi trường có thể được kiểm soát chặt chẽ.
+ Các trang trại thẳng đứng thường sử dụng ánh sáng nhân tạo, điều chỉnh độ ẩm, kiểm soát nhiệt độ và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, cho phép sản xuất rau với số lượng lớn quanh năm mà không cần đất, ánh sáng mặt trời và hóa chất.