Thứ sáu, 29/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Địa lý Giải SGK Địa lí 11 KNTT Bài 9: Liên minh châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn

Giải SGK Địa lí 11 KNTT Bài 9: Liên minh châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn

Giải SGK Địa lí 11 KNTT Bài 9: Liên minh châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn

  • 64 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xem đáp án

- Mục tiêu: xây dựng và phát triển liên minh kinh tế và tiền tệ với một đơn vị tiền tệ chung; liên minh chính trị với chính sách đối ngoại, an ninh chung và hợp tác về tư pháp, nội vụ.

- Thể chế: bao gồm bốn cơ quan thể chế của EU là: Hội đồng châu Âu; Nghị viện châu Âu; Uỷ ban Liên minh châu Âu (nay là Uỷ ban châu Âu) và Hội đồng Bộ trưởng EU (nay là Hội đồng Liên minh châu Âu).

- Vị thế: EU là một trong những trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới


Câu 2:

dựa vào thông tin mục I, bảng 9.1, hình 9,1 hãy xác định quy mô của EU.

dựa vào thông tin mục I, bảng 9.1, hình 9,1 hãy xác định quy mô của EU (ảnh 1)
Xem đáp án

- Quy mô của EU:

+ Năm 1957, Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập với 6 quốc gia thành viên là: Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua và I-ta-li-a.

+ Năm 1967, Cộng đồng kinh tế châu Âu hợp nhất với Cộng đồng Than Thép châu Âu và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu thành Cộng đồng châu Âu (tiền thân của EU).

+ Ngày 1/11/1993, Hiệp ước Ma-xtrích có hiệu lực, là cột mốc đánh dấu sự thành lập chính thức của EU.

=> Nhìn chung, trải qua quá trình phát triển lâu dài, quy mô của EU ngày càng mở rộng cả về số thành viên, diện tích, số dân và GDP. Năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 17,8% GDP toàn thế giới.


Câu 3:

Dựa vào thông tin mục 2, hãy xác định mục tiêu của EU

Xem đáp án

- Mục tiêu của EU:

+ Mục tiêu của EU khi thành lập được thể hiện qua Hiệp ước Ma-xtrích (1993): EU xây dựng và phát triển liên minh kinh tế và tiền tệ với một đơn vị tiền tệ chung; liên minh chính trị với chính sách đối ngoại, an ninh chung và hợp tác về tư pháp, nội vụ.

+ Để phù hợp với quá trình hợp tác, phát triển và mở rộng thành viên, EU đã điều chỉnh các mục tiêu của mình, thể hiện ở Hiệp ước Li-xbon (2009). Mục tiêu chung hiện nay của EU là xây dựng một khu vực dân chủ hơn, hiệu quả hơn và có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề toàn cầu.


Câu 4:

Dựa vào thông tin mục 3 và hình 9,3 hãy xác định thể chế hoạt động của EU thông qua bốn cơ quan ra quyết định và điều hành chính.

Dựa vào thông tin  mục 3 và hình 9,3 hãy xác định thể chế hoạt động của EU thông qua  (ảnh 1)
Xem đáp án

- Theo Hiệp ước Ma-xtrích, bốn cơ quan thể chế của EU là: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu (nay là Uỷ ban châu Âu) và Hội đồng Bộ trưởng EU (nay là Hội đồng Liên minh châu Âu).

- Từ sau Hiệp ước Li-xbon, quyền lực của các cơ quan thể chế được tăng cường nhằm ra quyết định và điều hành hoạt động của EU:

+ Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU, gồm 27 nguyên thủ các nước thành viên. Hội đồng thường họp 4 lần trong năm, giải quyết các vấn đề quan trọng nhất, như: quyết định đường lối chính trị của EU; trao đổi về thể chế, hiến pháp, chính sách kinh tế, tiền tệ; đặt ra đường lối an ninh và đối ngoại chung. Tuy nhiên, Hội đồng không phải là cơ quan thông qua các dự thảo luật của EU.

+ Nghị viện châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho công dân EU. Nhiệm vụ của Nghị viện là lập pháp, giám sát và tài chính.

+ Uỷ ban châu Âu là cơ quan điều hành, đại diện cho lợi ích chung của EU. Uỷ ban gồm Chủ tịch, Uỷ viên và các ban chức năng. Uỷ ban có nhiệm vụ đề xuất, giám sát thực hiện các dự luật và quản lí ngân sách, vừa hoà giải tranh chấp trong nội bộ vừa đại diện cho EU trong đối ngoại, đàm phán quốc tế.

+ Hội đồng Liên minh châu Âu là cơ quan làm luật của EU, đại diện cho các chính phủ và là nơi các bộ trưởng EU họp để thảo luận về các dự thảo luật. Hội đồng Liên minh có 250 tiểu ban và nhóm công tác phụ trách 10 lĩnh vực khác nhau: kinh tế, tài chính, an ninh....


Câu 5:

Dựa vào nội dung mục II, phân tích vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

Xem đáp án

♦ Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới được thể hiện thông qua một số phương diện sau:

- EU là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:

+ Năm 2021, GDP của EU chiếm 17,8% GDP toàn cầu và lớn thứ ba trên thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). GDP/người đạt mức cao (38 234 USD), gấp 3.1 lần mức trung bình toàn thế giới.

+ Ba nền kinh tế lớn nhất EU là Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a cũng là những cường quốc kinh tế trên thế giới và thuộc nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7).

- EU là một trong những trung tâm thương mại lớn trên thế giới:

+ EU hội nhập sâu rộng vào thị trường toàn cầu và trở thành đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia.

+ Các hoạt động thương mại của EU tác động đến thị trường toàn cầu là xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, mua sắm công và quyền sở hữu trí tuệ.

+ Năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU cao nhất thế giới, chiếm 31,0% trị giá toàn cầu.

- EU có giá trị đầu tư ra nước ngoài cao thứ hai trên thế giới (năm 2021):

+ Đầu tư của EU tập trung nhiều vào các lĩnh vực dịch vụ, khai thác dầu khí và chế tạo, do đó ảnh hưởng lớn đến việc hiện đại hoá, chuyển đổi năng lượng và chuỗi giá trị toàn cầu.

+ Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của EU cao nhất thế giới (19,0 tỉ USD, năm 2021), hỗ trợ phát triển bền vững ở các khu vực nghèo hơn trên thế giới.

+ EU góp phần cải thiện môi trường đầu tư ở các nước theo hướng bình đẳng, minh bạch và thuận lợi hơn.

- EU là một trong những trung tâm tài chính lớn của thế giới:

+ Hoạt động tài chính của EU tác động đến các quy định, sự minh bạch, dịch vụ và công nghệ tài chính của thế giới.

+ Sức mạnh tài chính của EU thể hiện ở các lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn.

- EU đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp:

+ Một số ngành sản xuất của EU có vị trí cao trên thế giới và dẫn đầu xu hướng hiện đại hoá là: chế tạo máy, hoá chất, hàng không - vũ trụ, sản xuất hàng tiêu dùng....

+ Một số sản phẩm công nghiệp của EU chiếm thị phần xuất khẩu lớn trên thế giới năm 2021 là: dược phẩm (62,9%), máy bay (69,3%), ô tô (49,7%), máy công cụ (55,1%),...


Câu 6:

Dựa vào thông tin mục III, hãy phân tích một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực EU

Xem đáp án

Sự hợp tác, liên kết giữa các nước thành viên trong EU được biểu hiện thông qua 3 phương diện chính: (1) thiết lập một EU tự do, an ninh, và công lý; (2) Hình thành một liên minh kinh tế và tiền tệ; (3) Hợp tác chuyển đổi kĩ thuật số và phát triển bền vững. Cụ thể là:

♦ Thiết lập một EU tự do, an ninh và công lí

- Tự do:

+ Bốn quyền tự do của EU là: tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hàng hóa và tự do lưu thông tiền vốn. Công dân EU có quyền tự do sinh sống. làm việc và được đảm bảo an toàn ở bất kì đầu trong EU.

+ Trên cơ sở bốn quyền tự do, EU xây dựng thị trường chung, được vận hành theo nguyên tắc hợp tác chặt chẽ, cạnh tranh bình đẳng và thủ tục minh bạch, hợp lí; nhằm: thúc đẩy chuyên môn hoá, tạo việc làm, giảm bớt rào cản thương mại và cải thiện kinh doanh.

- Về an ninh:

+ EU có chính sách quốc phòng và an ninh chung nhằm bảo vệ hoà bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

+ Các hoạt động hợp tác về an ninh chung phòng chống tội phạm, khủng bố, nhập cư bất hợp pháp và dịch bệnh được tăng cường.

- Công lí: EU thiết lập các thủ tục chung giúp thực thi công lí nhanh chóng, bình đẳng và đảm bảo rằng các phán quyết ở quốc gia này có thể áp dụng được ở quốc gia khác.

♦ Hình thành một liên minh kinh tế và tiền tệ với đồng tiền chung Ơ-rô

- Liên minh kinh tế và tiền tệ:

+ Đây là mức độ cao nhất trong hợp tác khu vực.

+ Các quốc gia thành viên liên minh thống nhất thực hiện một chính sách kinh tế chung, một hệ thống tiền tệ chung và chính sách tiền tệ chung. Do đó thương mại của EU được tăng cường, lao động và hàng hóa di chuyển dễ dàng hơn, giá cả minh bạch và cạnh tranh công bằng hơn.

- Đồng Ơ-rô:

+ Trên thế giới, đồng tiền chung có thể bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính của EU khỏi những khủng hoảng, giảm sự phụ thuộc vào các loại tiền tệ khác và thuận tiện cho sản xuất, kinh doanh. Trong khu vực, đồng Ơ-rô thúc đẩy đầu tư xuyên biên giới, ổn định tài chính và giúp các quốc gia hỗ trợ lẫn nhau.

+ Tuy nhiên, đồng tiền chung vẫn tiềm ẩn những rủi ro gây khó khăn cho nền kinh tế một số nước.

♦ Hợp tác chuyển đổi kĩ thuật số và phát triển bền vững

- Chuyển đổi kĩ thuật số:

+ EU cùng hợp tác để tiếp cận và điều tiết thị trường toàn cầu, thiết lập tiêu chuẩn công nghệ và truy cập, kiểm soát dữ liệu.

+ Những lĩnh vực hợp tác công nghệ của EU là trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, thiết bị di động và công nghệ lượng tử.

- Phát triển bền vững:

+ Các nước EU thống nhất thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh.

+ Các hoạt động tập trung vào: xây dựng nền kinh tế tăng trưởng cân bằng, hướng tới tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ.

- Hiện nay, EU đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của các trung tâm kinh tế khác, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thành viên,... Tuy nhiên, sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và chiến lược phát triển bền vững đã định hình vị thế đặc biệt của EU trong nền kinh tế thế giới.


Câu 7:

Dựa vào bảng 9.2, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị đầu tư ra nước ngoài và trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU so với thế giới. Nêu nhận xét.

Dựa vào bảng 9.2, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị đầu tư ra nước ngoài và trị giá xuất (ảnh 1)
Xem đáp án

- Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng 9.2, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị đầu tư ra nước ngoài và trị giá xuất (ảnh 2)

- Nhận xét:

+ EU có trị giá đầu tư ra nước ngoài lớn, chiếm khoảng 23,3% trong tổng trị giá đầu tư ra nước ngoài của thế giới (năm 2021).

+ Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU cao, chiếm khoảng 31% trị giá toàn cầu (năm 2021).


Câu 8:

Hãy chứng minh sự hợp tác, liên kết chặt chẽ của EU trong việc thiết lập một EU tự do
Xem đáp án

- Sự hợp tác, liên kết chặt chẽ của EU trong việc thiết lập một EU tự do:

+ Bốn quyền tự do của EU là: tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hàng hóa và tự do lưu thông tiền vốn. Công dân EU có quyền tự do sinh sống. làm việc và được đảm bảo an toàn ở bất kì đầu trong EU.

+ Trên cơ sở bốn quyền tự do, EU xây dựng thị trường chung, được vận hành theo nguyên tắc hợp tác chặt chẽ, cạnh tranh bình đẳng và thủ tục minh bạch, hợp lí; nhằm: thúc đẩy chuyên môn hoá, tạo việc làm, giảm bớt rào cản thương mại và cải thiện kinh doanh.


Câu 9:

Em hãy tìm hiểu và viết báo cáo về trao đổi thương mại một mặt hàng giữa Việt Nam và EU (nông sản, may mặc, điện tử, hàng tiêu dùng,...)

Xem đáp án

(*) Tham khảo: thông tin về trao đổi các mặt hàng nông dản giữa Việt Nam và EU trong tháng 11/2021

EU là một trong các thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Hiệp định EVFTA được coi là cơ hội để nông sản Việt liên kết sâu rộng vào thị trường lớn, có giá bán cao, nhưng cũng là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa để tăng trưởng xuất khẩu bền vững sang thị trường “khó tính” này.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam (bao gồm cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè) sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 đạt khoảng 2,2 tỷ USD và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất nước ta, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU cụ thể như sau: cà phê (chiếm 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính sang EU), hạt điều (chiếm 33%), cao su (chiếm 7,9%), rau quả (chiếm 7,8%), hạt tiêu (chiếm 7,4%), gạo (chiếm 1,7%) và chè (chiếm 0,1%).

Về thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên EU, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang các thị trường chủ lực của Việt Nam tại khu vực EU đều tăng trưởng tích cực hoặc chỉ giảm nhẹ: Đức (chiếm 28,8% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam sang EU, đạt 641 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020), Hà Lan (chiếm 22,5%, đạt 500 triệu USD, tăng 1,9%), Italy (chiếm 12,8%, đạt 285 triệu USD, tăng 3,2%), Tây Ban Nha (chiếm 9%, đạt 202 triệu USD, giảm nhẹ 0,6%), Pháp (chiếm 6,4%, đạt 142 triệu USD, tăng 25,2%),... Ngoài ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ nhưng đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu: Phần Lan (tăng 198%), Hungary (tăng 86,9%), Cộng hoà Séc (tăng 49,2%),...


Bắt đầu thi ngay