IMG-LOGO

Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

  • 5949 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

- Quan sát hình 11.1, em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư của Nam Á?

Xem đáp án

Sự phân bố dân cư của Nam Á không đều, dân cư tập trung đông ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn như: đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát Tây và Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a.


Câu 2:

- Dựa vào bảng 11.1, em hãy kể tên hai khu vực đông dân nhất châu Á. Trong hai khu vực đó, khu vực nào có mật độ dân số cao hơn?

Xem đáp án

- Hai khu vực đông dân nhất châu Á là Đông Á và Nam Á.

- Trong hai khu vực đó, khu vực Nam Á có mật độ dân số cao hơn.


Câu 3:

- Qua bảng 11.2, em hãy nhận xét về sự chuyển dịch vụ cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản xạ xu hướng phát triển kinh tế như thế nào?

Xem đáp án

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ: giảm giá trị tương đối của ngành công nghiệp, tăng giá trị công nghiệp và dịch vụ.

- Xu hướng phát triển kinh tế: xây dụng nên kinh tế tự chủ, xây dựng nền công nghiệp hiện đại.


Câu 4:

 Em hãy ghi vào vở tên các nước trong khu vực Nam Á lần lượt theo số kí hiệu trên hình 11.5.

Xem đáp án

 Tên các nước trong khu vực Nam Á lần lượt theo số kí hiệu trên hình 11.5 (1). Pa-ki-xtan, (2). Ấn Độ, (3). Nê-pan, (4).Bu-tan, (5). Băng-la-đét, (6). Xri Lan-ca, (7). Man-đi-vơ.

 

Câu 5:

Căn cứ vào hình 11.1 em có nhận xét gì về đặc điểm phân bố dân cư của Nam Á?

Xem đáp án

Sự phần bố dân cư của Nam Á không đều:

- Dân cư tập trung đông ở các ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn như: đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát Tây và Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a.

- Dân cư thưa thớt ở: trên dãy Hi-ma-lay-a, hoang mạc Tha, sơn nguyên Pa-ki-xtan, sơn nguyên Đê-can.


Câu 6:

Hãy giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?

Xem đáp án

Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…). Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng bẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên cùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…

- Điều kiện kinh tế - xã hội: dân cư tập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông…

- Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).

- Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn- Hằng có lịch sử khai thác lâu đời nên dân cư tập trung động đúc.

 

Câu 7:

Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào?

Xem đáp án

- Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị công nghiệp đứng hàng 10 trên thế giới.

- Sản xuất nông nghiệp không ngừng phá triển, với cuộc "Cách mạng xanh" và "Cách mạng trắng", Ấn Độ đã giải quyết tốt vẫn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

- Các ngành dịch vụ đang phát triển, chiếm tới 48% GDP.


Bắt đầu thi ngay