Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
-
5930 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và từ biển mà em biết?
- Làm thức ăn: thịt, cá, tôm, trứng…
- Làm thuộc chữa bệnh: mật ong, nọc rắn, phấn hoa…
Câu 2:
Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên nước ta?
- Chiến tranh hủy duyệt.
- Cháy rừng.
- Chặt phá khai thác quá sức tái sinh của rừng.
Câu 3:
Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị có giá trị to lớn về các mặt sau đây:
- Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống.
- Bảo vệ môi trường sinh thái.
- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống:
+ Tài nguyên thực vật cung cấp gỗ, tinh dầu, nhựa, ta-nanh, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp…
+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở để phát triển dụ lịch, tham gia, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học…
- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn.
+ Cố định bồi đắp, chắn gió.
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá…
Câu 4:
Những nguyên nhân nào là suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta?
- Chiến tranh hủy diệt.
- Khai thác quá mức phục hồi.
- Đốt rừng làm rẫy.
- Quản lý bảo vệ kém.
- Cả bốn nguyên nhân trên.
Cả bốn nguyên nhân trên.
Câu 5:
Cho bảng số liệu về diện tích ở Việt Nam, qua một số năm, hãy:
- Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).
- Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó.
- Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
- Tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).
Tỉ lệ che phủ rừng Việt Nam (%)
Năm | 1943 | 1993 | 2001 |
Tỉ lệ che phủ rừng | 43,3 | 26,1 | 35,8 |
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ tỉ lệ độ che phủ rừng so với diện tích diện tích đất liền của nước ta trong giai đoạn 1943 – 2001.
- Nhận xét: Giai đoạn 1943-2001, diện tích rừng của nước ta có sự biến động. Giai đoạn 1943-1993, diện tích rừng giảm, giai đoạn 1993-2001, diện tích rừng tăng.