IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Địa lý Giải SGK Địa Lý 8 Cánh diều Bài 4: Khoáng sản Việt Nam có đáp án

Giải SGK Địa Lý 8 Cánh diều Bài 4: Khoáng sản Việt Nam có đáp án

Giải SGK Địa Lý 8 Cánh diều Bài 4: Khoáng sản Việt Nam có đáp án

  • 61 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khoáng sản được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, là tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Hãy kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta mà em biết. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam có đặc điểm chung là gì?

Xem đáp án

- Một số khoáng sản ở Việt Nam: than, dầu khí, sắt, aptatit, đá vôi,…

- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.

+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ.

+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.


Câu 2:

Đọc thông tin và quan sát hình 4.1 hãy:

- Trình bày các đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta.

- Giải thích tại sao nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng.

Đọc thông tin và quan sát hình 4.1 hãy: - Trình bày các đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta. - Giải thích tại sao nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:

+ Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. Cả nước phát hiện trên 5000 mỏ và điểm quặng với 60 loại khoáng sản khác nhau.

+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,…

+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.

- Yêu cầu số 2: Nguồn khoáng sản nước ta đa dạng do:

+ Kết quả của quá trình địa chất kéo dài.

+ Vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.


Câu 3:

Đọc thông tin và quan sát hình 4.1, hãy:

- Trình bày đặc điểm phân bố khoáng sản ở Việt Nam.

- Giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó.

Đọc thông tin và quan sát hình 4.1, hãy: - Trình bày đặc điểm phân bố khoáng sản ở Việt Nam. - Giải thích nguyên nhân của sự phân bố đó. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Yêu cầu số 1 (đặc điểm phân bố): Khoáng sản phân bố ở hầu khắp cả nước. Tuy nhiên, một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể tập trung ở một số khu vực như:

+ Than đá phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc, nhiều nhất là ở bể than Quảng Ninh.

+ Than nâu phân bố nhiều ở đồng bằng sông Hồng.

+ Dầu mỏ, khí đốt phân bố nhiều ở thềm lục địa phía đông nam.

+ Bô-xít phân bố nhiều ở vùng Tây Nguyên.

+ A-pa-tit phân bố nhiều ở tỉnh Lào Cai.

+ Đá vôi có nhiều ở vùng núi phía bắc và vùng Bắc Trung Bộ.

- Yêu cầu số 2 (nguyên nhân): Sự phân bố khoáng sản ở nước ta có liên quan chặt chẽ với sự phân hoá phức tạp, đa dạng của các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh.

+ Các mỏ khoáng sản nội sinh thường tập trung tại các đứt gãy sâu với hoạt động uốn nếp và mac-ma diễn ra mạnh mẽ.

+ Các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng trong nội địa.


Câu 4:

Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy trình bày vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.

Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy trình bày vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta. Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh. (ảnh 1)
Xem đáp án

♦ Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta:

- Khoáng sản có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Việc khai thác khoáng sản ở Việt Nam còn chưa hợp lí gây lãng phí, ảnh hưởng tới môi trường và sự phát triển bền vững.

- Biên pháp:

+ Thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Việt Nam.

+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản để tránh tình trạng thất thoát.

+ Sử dụng khoáng sản tiết kiệm để đảm bảo lợi ích lâu dài của đất nước.

+ Quản lí trữ lượng và sản lượng khai thác.

+ Sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến để tránh làm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả khai thác.

Ví dụ: Việc khai thác cát trái phép trên sông Lô:

- Nhiều năm qua, sông Lô đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang là một trong nhiều điểm nóng về tình trạng khai thác cát trái phép.

- Tình trạng khai thác cát trái phép không chỉ gây thất thoát lớn tài nguyên của quốc gia mà còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của cư dân, ví dụ như: gây tình trạng sụt lún, thiệt hại đến hoa mùa; gây mất an ninh trật tự trong khu vực,…

- Trước tình trạng đó, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều biện pháp cứng rắn nhằm xử lý quyết liệt tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên lòng sông Lô.


Câu 5:

Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở ghi bài.

Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở ghi bài. (ảnh 1)
Xem đáp án

Lời giải:

Khoáng sản

Phân bố (thuộc tỉnh nào)

Than đá

Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình,…

Sắt

Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi…

A-pa-tit

Lào Cai,…

Dầu mỏ, khí tự nhiên

Thềm lục địa phía đông nam

Thiếc

Tuyên Quang


Câu 6:

Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu và giới thiệu về một loại khoáng sản ở nước ta (trữ lượng, vấn đề môi trường liên quan đến việc khai thác và sử dụng khoáng sản đó…)

- Nhiệm vụ 2. Hãy tìm hiểu về Luật khoáng sản của Việt Nam.

Xem đáp án

(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1

(*) Bài tham khảo: Khai thác khoáng sản: A-pa-tit (Lào Cai)

- Thông tin cơ bản về quặng a-pa-tit Lào Cai:

+ Quặng a-pa-tit là một loại quặng photphat có nguồn gốc trầm tích biển. Từ quặng photphat ban đầu, dưới sự chuyển hóa của các hợp chất hữu cơ thì hình thành nên quặng a-pa-tit-dolomit. Và loại quặng a-pa-tit dolomit thì có trữ lượng lớn và phân bổ chủ yếu ở khu vực tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Vì thế mà hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai rất phát triển, các mỏ a-pa-tit Lào Cai có chiều dày lên đến 200m, rộng từ 1 đến 4 km và kéo dài 100 km, từ phía Đông Nam của Lào Cai đến tận khu vực phía Bắc - giáp với biên giới Trung Quốc.

+ Các mỏ a-pa-tit ở Lào Cai đều được chia thành 8 tầng theo mặt cắt địa chất, trong đó quặng a-pa-tit nằm chủ yếu ở các tầng 4, 5, 6 và 7. Mỗi tầng thì lại có hàm lượng P2O5 khác nhau, vì vậy mà quặng a-pa-tit ở Lào Cai được chia thành nhiều loại, từ loại I cho đến loại IV. Và đất đá thải trong quá trình khai thác loại quặng a-pa-tit này lại là nguyên liệu cho việc khai thác quặng a-pa-tit loại khác.

- Thực trạng khai thác a-pa-tit ở Lào Cai:

+ Quặng a-pa-tit Lào Cai là loại quặng thuộc thành hệ metan photphorit, là thành phần chủ yếu được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất phân bón chứa lân ở Việt Nam. Vì vậy mà hoạt động khai thác quặng a-pa-tit đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất phân bón.

+ Và với lợi thế dồi dào về quặng a-pa-tit nên Lào Cai đã tận dụng triệt để và thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo hoạt động khai thác quặng a-pa-tit chuyển hướng tích cực, tăng cao giá trị đồng thời giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm cho người dân địa phương và giúp tăng thu ngân sách nhà nước. Vì vậy mà một kết quả không bất ngờ là số lượng mỏ khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai có xu hướng tăng dần theo thời gian, giúp nâng cao sản lượng khai thác và nộp ngân sách lên đến hàng chục tỷ đồng.

+ Đặc biệt hoạt động khai thác còn được thực hiện theo hướng nhằm ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên và nhân đôi lợi ích thu được. Cụ thể, các công ty có hoạt động khai thác a-pa-tit ở Lào Cai đều bắt tay vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tuyển nổi quặng II và quặng IV sản phẩm thu được đạt chỉ số hàm lượng P2O5 trên 30% nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên liệu để sản xuất phân bón và hoá chất cơ bản. Có thể nói việc ứng dụng công nghệ tuyển chọn lọc từ quặng hàm lượng thấp lên mức có hàm lượng giàu là một bước tiến mới trong hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai, giúp nâng cao lợi ích kinh tế và góp phần kéo dài tuổi thọ của các mỏ quặng a-pa-tit.

+ Tuy nhiên, bên cạnh những thành công to lớn đó thì hoạt động khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai vẫn còn một số tồn tại và hạn chế như: hoạt động khai thác chưa thực sự tuân thủ đầy đủ theo thiết kế mỏ, chưa đảm bảo an toàn lao động, tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác còn lớn, chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác... Những tồn tại trên không chỉ làm giảm hiệu quả của hoạt động khai thác quặng a-pa-tit mà còn gây ô nhiễm môi trường và nguy hại cho đời sống sinh hoạt của người dân.

+ Nhận thức được thực tế trên nên các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai tăng cường đẩy mạnh, siết chặt việc quản lý hoạt động khai thác quặng a-pa-tit. Với các biện pháp rõ ràng và được thực hiện mạnh mẽ cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng nên việc khai thác quặng a-pa-tit ở Lào Cai ngày càng đi vào nề nếp và ổn định hơn. Cụ thể hoạt động khai thác a-pa-tit được thực hiện theo đúng tiến độ, tuân thủ đúng thiết kế mỏ, đồng thời đảm bảo được an toàn lao động và vệ sinh môi trường.


Bắt đầu thi ngay