Giải SGK Địa lý 8 CTST Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ có đáp án
Giải SGK Địa lý 8 CTST Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ có đáp án
-
177 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết những đặc điểm nổi bật về phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và vẹn toàn bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời
- Vùng đất liền:
+ Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, diện tích 331.212 km² (2006).
+ Biên giới trên đất liền dài hơn 4600 km, phần lớn nằm ở khu vực miền núi: Phía Bắc giáp Trung Quốc (dài hơn 14 00km); phía Tây giáp Lào (gần 2100 km); phía Tây Nam giáp Campuchia (hơn 1100 km).
+ Đường bờ biển dài 3260 km chạy theo hình chữ S từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Tính đến năm 2021, Việt Nam có 28/63 tỉnh và thành phố giáp với biển.
- Vùng biển:
+ Vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2.
+ Vùng biển Việt Nam gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Trong vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta:
+ Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới.
+ Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian trên các đảo.
Câu 2:
Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước ta.
- Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á; vị trí cầu nối giữa hai lục địa (Á - Âu và Ô-xtrây-li-a), hai đại dương (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương).
- Việt Nam nằm gần nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất.
- Trên đất liền, Việt Nam có chung đường biên giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Lào, Campuchia) và có chung Biển Đông với nhiều nước.
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Hệ tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.
+ Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B (ở phía nam) và từ kinh độ 101°Đ (ở phía tây) đến trên 117°20’Đ (ở phía đông).
Câu 3:
Dựa vào hình 1.3, hình 1.4 và thông tin trong bài, em hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta.
- Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá.
+ Đối với khí hậu: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc nên tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương. Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
+ Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông.
+ Đối với sinh vật: Việt Nam nằm trên đường di lưu của nhiều luồng sinh vật. Thiên nhiên nước ta có tính đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
+ Đối với khoáng sản: do nằm ở nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.
+ Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc - Nam và theo chiều Đông - Tây.
- Tuy nhiên, nước ta cũng nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.
Câu 4:
Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác định:
- Vị trí các điểm cực (gồm tọa độ, địa danh) trên đất liền của nước ta
- Một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển
- Vị trí các điểm cực trên đất liền của nước ta:
+ Cực Bắc (23023’B, 105020’Đ): tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
+ Cực Nam (8034’B, 104040’Đ): tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
+ Cực Tây (22022’B, 102009’Đ): tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
+ Cực Đông (12040’B, 109024’Đ): tại Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển là: tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, tỉnh Nam Định, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thành phố Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh,...
Câu 5:
Giải thích vì sao thiên nhiên nước ta có nhiều đặc điểm khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Á
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, ở phía Đông Nam của châu Á, trong vùng gió mùa nhiệt đới điển hình, nên có khí hậu nóng, ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Nước ta không bị hoang mạc và bán hoang mạc như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.
- Nhờ nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa dồi dào nên thực vật phát triển xanh tốt quanh năm. Đặc biệt vị trí đó lại là nơi hội tụ của các hệ thực vật Ấn - Miến từ tây sang và Mã Lai - Inđônêxia từ phía nam tới.
- Bờ biển nước ta dài, có nhiều vũng, vịnh. Ngoài biển lại có nhiều đảo và quần đảo. Thềm lục địa chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, hải sản) có giá trị. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, hàng năm cũng có nhiều cơn bão gây tác hại cho sản xuất và sinh hoạt.
Câu 6:
Sưu tầm thông tin về một số cột mốc biên giới quốc gia của nước ta và chia sẻ với các bạn.
- Thông tin về Cột mốc A Pa Chải
+ Cột mốc A Pa Chải là điểm cực Tây Tổ Quốc - nơi đây cũng được gọi là ngã ba biên giới vì là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào.
+ Cột mốc A Pa Chải thuộc địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có phía Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Tây Nam giáp với Lào.
+ Cột mốc A Pa Chải được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”
- Thông tin về Cột mốc 1378:
+ Nếu cột mốc số A Pa Chải là khởi đầu của đường biên giới Việt - Trung thì cột mốc số 1378 chính là cột mốc cuối cùng.
+ Cột mốc 1378 có vị trí đặc biệt khi nằm ở cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, trong cụm đảo nhỏ thuộc mũi Sa Vĩ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Thông tin về Cột mốc 428: nằm cách cột cờ Lũng Cũ chừng 4 - 5 km về phía Bắc, cột mốc 428 chính là điểm đánh dấu phần lãnh thổ Việt Nam với nước bạn Trung Quốc. Đây chính là nơi con sông Nho Quế bắt đầu dòng chảy vào đất Việt thuộc địa phận bản Xéo Lủng, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Thông tin về Cột mốc 79:
+ Cột mốc 79 là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam, nằm ở xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, Lai Châu.
+ Cột mốc được cắm vào ngày 24/10/2004 ở cao độ gần 3.000 m, trên vùng yên ngựa của đỉnh núi Phàn Liên San.
+ Mốc giới số 79 là mốc đơn loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi, tọa độ địa lý 22°4514.145” N 103°2608.476” E. “Nóc nhà biên cương” này nằm ở khu vực được xem là hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt - Trung, giữ nhiệm vụ phân chia biên giới ở tỉnh Lai Châu, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
+ Để tới được đây, bạn cần có giấy phép của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu và trình báo với đồn biên phòng Vàng Ma Chải.