Giải SGK GDCD 6 CTST Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân có đáp án
Giải SGK GDCD 6 CTST Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân có đáp án
-
129 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu tên các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt nam mà em biết?
Câu 2:
Câu 3:
Em hiểu thế nào là quyền cơ bản, thế nào là nghĩa vụ của công dân?
- Quyền cơ bản, nghĩa vụ của công dân là:
+ Quyền cơ bản của công dân là lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.
+ Nghĩa vụ công dân là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định pháp luật.
Câu 4:
Em hãy quan sát các hình sau và trả lời câu hỏi:
- Những hình ảnh trên đề cập đến quyền nào của công dân?
Những hình ảnh trên đề cập đến quyền của công dân:
+ Hình 1: Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
+ Hình 2: Quyền được bảo vệ
+ Hình 3: Quyền được bầu cử.
+ Hình 4: Quyền riêng tư.
Câu 5:
Một số quyền và nghĩa vụ khác của công dân mà em biết:
1. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
2. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
Điều 36
1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Điều 37
1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 38
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Câu 6:
Em đồng ý với ý kiếm nhóm bạn H trong tình huống dưới đây. Vì quyền và nghĩa vụ luôn đi liền với nhau góp phần hình thành trách nhiệm của mỗi người công dân Việt nam.
Câu 7:
Tình huống 1:
Trong giờ ra chơi, em và bạn Nam nhặt được một quyển sổ lưu bút của một bạn nào đó đánh rơi. Nam rất tò mò, muốn mở ra xem trong đó viết gì.
- Em sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp này?
- Tình huống trên liên quan đến quyền nào của công dân Việt Nam?
Tình huống 1:
- Em sẽ khuyên Nam trả lại cho người ta, không nên mở ra xem vì như vậy sẽ vi phạm quyền riêng tư của người khác.
- Tình huống trên liên quan đến quyền riêng tư, thông tin bảo mật của công dân nào của công dân Việt Nam.
Câu 8:
Tình huống 2:
Trong mùa dịch Covid-19 năm 2020, một số người đưa thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội.
- Theo em, các cá nhân trên đã có những hành vi sai trái về quyền gì của công dân Việt Nam?
- Nếu bạn em có hành vi như thế thì em sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 2:
- Theo em, các cá nhân trên đã có những hành vi sai trái về quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam
- Nếu bạn em có hành vi như thế thì em sẽ khuyên bạn nên đính chính lại thông tin và xin lỗi mọi người.
Câu 9:
Quyền được phát triển: tất cả mọi trẻ em đều được đến trường trong môi trường học tập tốt nhất.
- Quyền tự do ngôn luận: các bạn học sinh được đưa ra ý kiến của mình trong buổi họp lớp.
- Quyền tự do kinh doanh: bố mẹ em kinh doanh mặt hàng may mặc.
Câu 10:
Em hãy tự đánh giá hành vi bảo vệ môi trường của bản thân trong một tháng qua. Em sẽ làm gì để khuyến khích, động viên bạn cùng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường?
Bản thân em đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường, biểu hiện là:
- Vứt rác đúng nơi quy định.
- Sử dụng tiết kiệm nước, điện.
- Tham gia các buổi dọn vệ sinh đường làng, trường lớp.
Em sẽ tuyên truyền cho mọi người xung quanh về vai trò và thực trạng của môi trường hiện nay, từ đó đưa ra lời khuyên đến mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường sạch đẹp.
Câu 11:
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động tiêu cực đến tự nhiên và cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường xảy ra ở cả môi trường đất, nước, và không khí.
Môi trường hình thành một khía cạnh rất quan trọng trong cuộc sống của con người bởi vì đó là nơi chúng ta tìm thấy những điều thiết yếu của cuộc sống, ví dụ, không khí, nước và thực phẩm. Do công nghiệp hóa và hiện đại hóa toàn cầu, đã có ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của động vật, thực vật và con người. Các tác động nguy hiểm bao gồm các bệnh đã xuất hiện do ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường về cơ bản là sự ô nhiễm của thiên nhiên môi trường trong cả hệ thống vật lý và sinh học, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của môi trường.
Thực trạng của hiện tượng ô nhiễm môi trường được báo đài đưa tin hàng ngày với hình ảnh rác thải tràn ngập cùng những số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Ngay gần đây, không khí của thành phố Hà Nội đã vượt mức ô nhiễm nặng nề. Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là hậu quả của hiệu ứng nhà kính và hiện tượng băng tan do Trái đất nóng lên.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém và giải pháp bảo vệ môi trường, xử lí rác thải vẫn chưa được thực hiện triệt để.
Ô nhiễm môi trường đã trở thành một mối quan tâm lớn để cứu hành tinh của chúng ta. Chúng ta cần điều chỉnh các biện pháp khác nhau để giảm ô nhiễm môi trường. Một số trong số đó bao gồm trồng cây, giảm sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo, xử lý chất thải đúng cách… Trách nhiệm của mỗi cá nhân là bảo vệ môi trường của chúng ta khỏi bị ô nhiễm.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi người cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn tác hại của ô nhiễm môi trường, chúng ta cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải. Có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ được Trái đất, bảo vệ được chính cuộc sống cũng như sự phát triển của con người và tự nhiên.