Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Giáo dục công dân Giải SGK GDCD 8 KNTT Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo có đáp án

Giải SGK GDCD 8 KNTT Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo có đáp án

Giải SGK GDCD 8 KNTT Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo có đáp án

  • 142 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo và cho biết ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đó.

Xem đáp án

- Câu tục ngữ: “Cần cù bù thông minh”

=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị của sự chăm chỉ, nỗ lực trong cuộc sống.

- Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

=> Ý nghĩa: khuyên con người nên có lòng kiên trì, quyết tâm vượt qua mọi gian khó. Khi kiên trì, nỗ lực thì chúng ta sẽ nhận lại được những thành quả xứng đáng.

- Câu tục ngữ “Cái khó ló cái khôn”

=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị to lớn của trí tuệ, sự sáng tạo của con người trong việc khắc phục những hoàn cảnh khó khăn.

- Câu tục ngữ: “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật”

=> Ý nghĩa: khẳng định giá trị to lớn của sự sáng tạo, cải tiến phương pháp, cách thức


Câu 2:

a) Hãy nêu những biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao động của Niu-tơn qua câu chuyện trên.

b) Các bạn học sinh trong tranh đã lao động như thế nào, sáng tạo ra sao để chế tạo được rô-bốt?

c) Em hiểu thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Hãy nêu các biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

d) Em học hỏi được điều gì từ những tám gương lao động cần cù, sáng tạo trên?

a) Hãy nêu những biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao động của Niu-tơn qua câu chuyện trên. b) Các bạn học sinh trong tranh đã lao động như thế nào, sáng tạo ra sao để chế tạo được rô-bốt? c) Em hiểu thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Hãy nêu các biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. d) Em học hỏi được điều gì từ những tám gương lao động cần cù, sáng tạo trên?   (ảnh 1)
Xem đáp án

* Yêu cầu a) Biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao động của Niu-tơn

+ Niu-tơn đã không ngừng lao động, tìm tòi, sáng tạo và đóng góp cho khoa học, phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội với những phát minh kiệt xuất.

+ Hằng ngày Niu-tơn thường giam minh trong phòng làm việc đề đọc sách, loay hoay đục đẽo và chế tạo nhiều thứ.

+ Khi xin được một chiếc hộp xinh xắn từ nhà dược học Cờ-lác, Niu-tơn đã cặm cụi đến quên ăn, quên ngủ để tạo ra được một chiếc đồng hồ nước.

+ Niu-tơn đã bỏ ra hai mươi năm lao động, cật lực để hoàn thành cuốn "Các nguyên lí Toán học của Triết học Tự nhiên".

* Yêu cầu b) Để chế tạo được rô-bốt, các bạn học sinh trong tranh đã:

+ Kiên trì, miệt mài và thử nghiệm nhiều lần.

+ Dù trải qua nhiều thất bại nhưng các bạn vẫn kiên trì, quyết tâm thực hiện đến cùng, không nản chí.

+ Nhờ cải tiến bộ điều khiển, cuối cùng, các bạn học sinh đã chế tạo thành công rô-bốt.

* Yêu cầu c)

- Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc. Biểu hiện của lao động cần cù: chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên.

- Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Biểu hiện của lao động sáng tạo:

+ Luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả;

+ Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

* Yêu cầu d) Từ những tấm gương lao động cần cù, sáng tạo trên, em học hỏi được:

+ Cần phải chịu khó, chăm chỉ học tập và làm việc thường xuyên, luôn phấn đấu hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, công việc một cách tốt nhất.

+ Không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra những cách làm mới, giải pháp mới, nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng của công việc.


Câu 3:

a) Qua bức tranh và các trường hợp trên, em hãy cho biết những kết quả đã đạt được nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

b) Việc chưa cần cù, sáng tạo trong lao động khiến gia đình anh Dũng gặp khó khăn gì?

c) Theo em, vì sao cần rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động? Nếu những việc cần làm để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động.

a) Qua bức tranh và các trường hợp trên, em hãy cho biết những kết quả đã đạt được nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động. b) Việc chưa cần cù, sáng tạo trong lao động khiến gia đình anh Dũng gặp khó khăn gì? c) Theo em, vì sao cần rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động? Nếu những việc cần làm để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động.   (ảnh 1)
Xem đáp án

* Yêu cầu a) Kết quả đạt được nhờ sự cần cù, sáng tạo trong lao động:

- Trong bức tranh: Nhờ bác Khải cải tiến máy gieo hạt, nên bà con nông dân trong thôn được giải phóng sức lao động, làm việc đỡ vất vả hơn, năng suất lại cao hơn so với trước đó.

- Trong trường hợp 1: Nhờ say mê tìm tòi, nghiên cứu và trải qua nhiều lần thử nghiệm, bạn Nam đã đã chế tạo thành công nước rửa bát từ vỏ bưởi - đây là loại chất tẩy rửa an toàn, lành tính, không gây ô nhiễm môi trường.

- Trong trường hợp 2: Anh Tuấn cần cù, miệt mài chăm sóc ruộng vườn, lại tìm mua giống cây mới và học hỏi phương pháp chăm sóc cây tiên tiến, tìm cách dẫn nước vào ruộng.... nên cây trồng nhà anh đã: đạt năng suất cao, chất lượng tốt, giúp anh Tuấn nâng cao thu nhập.

* Yêu cầu b) Việc chưa cần cù, sáng tạo trong lao động khiến gia đình anh Dũng gặp nhiều khó khăn, như:

+ Năng suất cây trồng chưa cao, chất lượng nông sản thấp.

+ Kinh tế gia đình gặp khó khăn.

* Yêu cầu c)

- Cần phải rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, vì:

+ Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

+ Người có đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng.

- Những việc cần làm để rèn luyện đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động:

+ Chăm chỉ, nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách.

+ Luôn say mê tìm tòi, học hỏi để tìm ra những cách thức làm việc phù hợp để đạt hiệu quả cao trong công việc.

+ Trân trọng thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động.

+ Phê phán biểu hiện chây lười, thụ động trong học tập, lao động.


Câu 4:

Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.

b) Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được.

c) Lao động chân tay thì không cần sáng tạo.

d) Trong lao động, việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua.

Xem đáp án

- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: ở bất cứ lĩnh vực nào (dù là lao động chân tay hay lao động trí óc,…) chúng ta đều cần sự chăm chỉ, cần cù và sáng tạo.

- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: cần cù và sáng tạo không phải là khả năng thiên bẩm mà là kết quả của sự rèn luyện.

- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: ở bất cứ lĩnh vực nào (dù là lao động chân tay hay lao động trí óc,…) chúng ta đều cần sự chăm chỉ, cần cù và sáng tạo.

- Ý kiến d) Không đồng tình. Vì: trong lao động, dù bất cứ việc gì (khó hoặc dễ) chúng ta đều cần phải chăm chỉ, nỗ lực hết mình để hoàn thành ở mức cao nhất.


Câu 5:

Hành vi nào dưới đây thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động? Vì sao?

a) Bạn Đ luôn chủ động giúp mẹ làm bếp và thường xuyên cải biến các món ăn mới để cả nhà được ngon miệng.

b) Chị M thường tái chế phế liệu thành vật dụng để trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình mình.

c) Bạn Y làm những việc bố mẹ giao một cách qua loa cho xong.

Xem đáp án

- Những hành vi thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động, là:

+ Bạn Đ luôn chủ động giúp mẹ làm bếp và thường xuyên cải biến các món ăn mới để cả nhà được ngon miệng.

+ Chị M thường tái chế phế liệu thành vật dụng để trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình mình.

- Giải thích:

+ Bạn Đ đã chủ động giúp đỡ mẹ làm công việc nhà (đây là biểu hiện của sự chăm chỉ, cần cù). Bên cạnh đó, để bữa ăn của cả nhà được ngon miệng hơn, bạn Đ luôn suy nghĩ, tìm tòi các công thức nấu ăn mới (đây là biểu hiện của sự sáng tạo).

+ Chị M đã biết cách tận dụng các phế liệu để chế tạo ra những vật dụng mới, việc này vừa giúp chị tiết kiệm một phần chi phí sinh hoạt, vừa góp phần bảo vệ môi trường (đây là biểu hiện của sự sáng tạo).


Câu 6:

Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

a) Anh A và chị B được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh A đưa nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị B không ủng hộ vì cho rằng không cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.

Em có nhận xét gì về việc làm của anh A và ý kiến của chị B?

b) Là một công nhân may trong dây chuyền sản xuất áo sơ mi của xí nghiệp X, chị H cho rằng cần thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, không nên sáng tạo gì thêm để khỏi ảnh hưởng đến kết quả chung của cả dây chuyền.

- Em có nhận xét gì về ý kiến của chị H?

- Nếu là chị H, em sẽ làm gì?

Xem đáp án

* Trả lời câu hỏi tình huống a):

+ Việc anh A đưa nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột giúp nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty đã cho thấy anh A là người có đức tính cần cù và sáng tạo trong lao động. Chúng ta nên khuyến khích và học tập theo tấm gương anh A.

+ Ngược lại, chị B lại có thái độ lười biếng, ngại đổi mới, chỉ muốn duy trì cách làm việc cũ => chị B thiếu đức tính cần cù và sáng tạo trong lao động.

* Trả lời câu hỏi tình huống b):

- Ý kiến của chị H là không đúng, vì: nếu chỉ duy trì phương thức làm việc cũ, không chịu suy nghĩ, tìm tòi để cải tiến, đổi mới cách thức làm việc, thì khó có thể nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

- Nếu là chị H, em sẽ:

+ Chú ý quan sát, theo dõi thường xuyên về quy trình làm việc của dây chuyền sản xuất, suy nghĩ xem: quy trình làm việc như vậy có hạn chế nào không? Nếu có hạn chế, thì biện pháp khắc phục là gì?

+ Không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để có thể cải tiến, đổi mới phương thức làm việc, giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.


Câu 7:

Hãy kể về những việc em đã làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với các bạn trong lớp.

Xem đáp án

- Những việc em đã làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động:

+ Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi, như: quét dọn nhà cửa, rửa bát, nấu những món ăn đơn giản, chăm sóc em,…

+ Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao.

+ Suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp học tập mới, khoa học và hiệu quả hơn. Ví dụ như: tổng kết kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy; học tiếng Anh thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ,…

+ Tái chế các phế liệu thành đồ thủ công để sử dụng hoặc đem bán. Ví dụ: làm ống đựng đồ dùng học tập từ bìa carton; làm chuông gió từ vỏ chai nhựa,…

+ …


Câu 8:

Em hãy gửi một thông điệp bày tỏ sự trân trọng thành quả lao động của người thân hoặc những người xung quanh.

Xem đáp án

- Một số thông điệp bày tỏ sự trân trọng thành quả lao động:

+ “Lao động là vinh quang”.

+ “Lao động làm ta khuây khỏa được nỗi buồn, tiết kiệm được thời gian và chữa khỏi bệnh lười biếng”.

+ “Thiên tài 1% là cảm hứng và 99% là mồ hôi”.

+ “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.


Câu 9:

Hãy viết bài chia sẻ về một tấm gương lao động cần cù, sáng tạo mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Xem đáp án

(*) Tham khảo: câu truyện về Giáo sư Trần Đại Nghĩa

TRẦN ĐẠI NGHĨA (1913 - 1997)  - NHÀ CHẾ TẠO VŨ KHÍ TÀI NĂNG

Thiếu tướng Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, chính tên là Phạm Quang Lễ, sinh ra ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi tốt nghiệp Trung học ở Sài Gòn, năm 1935 ông tiếp tục học các Trường Đại học Kĩ thuật điện, Viện Nghiên cứu máy bay và Đại học Xoóc-bon. Sau đó, ông làm việc ở công trường cầu cống, xưởng chế tạo máy bay vũ khí quân giới,... Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện Nghiên cứu vũ khí.

Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp, ông đã về nước cùng với Người, được giao chức Cục trưởng Cục Quân giới. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã sáng chế được các vũ khí súng không giật (SKZ), súng ba dô ca,... góp phần quan trọng về quân khí để giết giặc,... Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh và tình trạng lạc hậu về mọi mặt, ông đã tận dụng các phương tiện hiện có để góp phần quan trọng cho sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Năm 1948, ông được phong hàm Thiếu tướng, năm 1952, được tuyên dương Anh hùng lao động. Trong dịp này Bác Hồ đã khen ngợi: Kĩ sư Nghĩa rất giỏi khoa học máy, nhưng khi thực hành thì không “máy móc”.

=> Bài học cho bản thân:

+ Cần phải chịu khó, chăm chỉ học tập và làm việc thường xuyên, luôn phấn đấu hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, công việc một cách tốt nhất.

+ Không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra những cách làm mới, giải pháp mới, nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng của công việc.


Bắt đầu thi ngay