IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Giáo dục công dân Giải SGK Giáo dục công dân 6 - Bộ Kết nối tri thức

Giải SGK Giáo dục công dân 6 - Bộ Kết nối tri thức

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

  • 3470 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

 Cả lớp cùng nghe bài hát “Lá cờ” (sáng tác: Tạ Quang Thắng) để trả lời câu hỏi:

a) Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam?

b) Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó?

Xem đáp án

a) Bài hát “Lá cờ” (sáng tác: Tạ Quang Thắng), nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam như:

- Truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc chính đáng,

- Truyền thống yêu thương con người,

- Truyền thống cần cù lao động.

b) Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó: Từ ngàn xưa, người Việt Nam luôn tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình như truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu thương con người, truyền thống cần cù lao động… Chính những truyền thống này, đã tạo nên sức mạnh cho chúng ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Là người Việt Nam mỗi chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.


Câu 2:

 Em hãy đọc những thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Dòng họ Đặng ở Sơn La là dòng họ có truyền thống hiếu học. Qua nhiều thế hệ, các gia đình trong dòng họ luôn quan tâm, chăm lo việc học hành của con em mình. Trẻ em đến tuổi đều được tới trường, nhiều em đạt thành tích cao trong học tập. Nhiều thành viên trong dòng họ đã trưởng thành, là cán bộ có đóng góp tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Con cháu trong dòng họ luôn tự hào và không ngừng phát huy truyền gia đình, dòng họ hiếu học.

a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy?

b) Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết?

Xem đáp án

a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học, truyền thống yêu quê hương, đất nước. Em nghĩ đây là truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy, em thấy ngưỡng mộ, đáng học tập.

b) Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết: 

- Truyền thống yêu quê hương, đất nước. 

- Truyền thống hiếu học.

- Truyền thống cần cù lao động. 

- Truyền thống làm đồ gốm. 

- Truyền thống làm nón lá.

- Truyền thống làm chiếu cói.

- Truyền thống làm đồ gỗ mĩ nghệ. 

- Truyền thống làm …


Câu 3:

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

1. Dung xa nhà lên huyện học. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc hay học tập, Dung lại nhớ tới ông ngoại, người đã cần cù lao động, khai khẩn đất đai để trồng trọt, chăn nuôi. Cũng như ông ngoại, bố mẹ Dung không quản khó khăn, vất vả để tiếp tục mở rộng và phát triển kinh tế. Dung cảm thấy tự hào về tinh thần lao động chăm chỉ và không ngại khó khăn của ông ngoại và bố mẹ mình. Nhờ đó, bạn có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà.

2. Gia đình Nam có nhiều thế hệ sống chung một nhà, việc duy trì nhề nếp, gia phong “kính trên, nhường dưới”, “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành truyền thống của gia đình. Mỗi thế hệ có nếp nghĩ, cách sống khác nhau nhưng mọi người biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm.

a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung?
b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam?
 c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?

Xem đáp án

a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: 

+ Ý thức về giá trị bản thân, tự hào về gia đình, dòng họ của mình. 

+ Tạo nền tảng và có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà.
b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại cho gia đình Nam có cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. Các thành viên trong gia đình luôn yêu thương nhau, biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau.
 c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân gia đình và xã hội như:

+ Phát triển lòng tự tôn cá nhân, tự tin, tự hào về gia đình.

+ Nâng đỡ và tạo nên sức mạnh cho cá nhân vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.

+ Nuôi dưỡng và phát triển tình yêu thương, lối sống đẹp có văn hóa.

+ Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

=> Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa tích cực, quan trọng với mỗi cá nhân gia đình và xã hội


Câu 4:

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

1. Năm nào cũng vậy, Linh luôn háo hức mong chờ đến sáng mùng một Tết Nguyên đán. Khi đó, mọi thành viên trong gia đình đều tụ họp đông đủ, cùng nhau đi chúc tết ông bà và những người thân trong gia đình, dòng họ. Tết năm nay, Linh còn học được rất nhiều lời chúc ý nghĩa để chúc mừng ông bà, bố mẹ và những người thân.

2. Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiểng. Từ nhỏ, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kĩ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế.

a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân?

b) Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An?

c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

Xem đáp án

a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc vui vẻ, tự hào và hạnh phúc, gần gũi yêu thương nhau hơn giữa các thành viên trong gia đình.

b) Em có suy nghĩ  về mong muốn của bạn An: Đây là mong muốn chính đáng, rất tích cực phát huy được truyền thống gia đình, đồng thời cũng giới thiệu được truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam tới thế giới.

c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mỗi người cần làm những việc như:

+ Tìm hiểu về truyền thống gia đình mình qua việc hỏi han, trò chuyện với bố mẹ, ông bà…

+ Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình bằng những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi như: Chăm học, chăm làm, yêu thương bạn bè và thầy cô giáo, kính trên nhường dưới,…


Câu 5:

 Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ. 

b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. 

c) Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào.

Xem đáp án

- Em đồng tình với ý kiến (a) vì: Lao động cần cù, chăm chỉ là một trong những nét đẹp điển hình của truyền thống gia đình, dòng họ Việt Nam từ xưa cho đến nay.

- Em đồng tình với ý kiến (b ) vì: Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đây là việc làm cụ thể, thiết thực để thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với những thế hệ trước đã xây dựng nên truyền thống tốt đẹp cho dòng họ.

- Em không đồng tình với ý kiến (c) vì: Truyền thống gia đình, dòng họ không chỉ là vật chất mà còn là giá phi vật chất như: yêu quê hương đất nước, sự cần cù chăm chỉ trong lao động, yêu thương con người… Đây là truyền thống rất đẹp và đáng tự hào của các gia đình, dòng họ Việt Nam. Vì vậy đã là truyền thống thì dù gia đình nghèo hay giàu gì thì vẫn được gọi là truyền thống.


Câu 6:

 Xử lí tình huống:

1. Dòng họ Nguyễn Huy của Bình có truyền thống hiếu học. Hằng năm, cứ vào đầu năm học, dòng họ lại tổ chức trao phần thưởng cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập và thi đỗ đại học. Năm nay, Bình không được nhận phần thưởng vì kết quả học tập của bạn chưa cao.

Theo em, Bình cần làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ?

2. Gia đình Hải có nghề truyền thống làm đồ chơi Trung Thu. Ông nội của Hải được vinh danh là nghệ nhân nổi tiếng. Bố mẹ của Hải vẫn luôn say mê làm ra những chiếc mặt nạ, đền ông sao, đèn lồng,… và mong muốn bạn tiếp nối truyền thống của gia đình. Có người khuyên Hải không nên tiếp tục nghề truyền thống của gia đình vì vất vả và không phù hợp với xu thế hiện nay nữa.

Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em như thế nào? 

3. Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước. Ông của Tuấn là lão thành cách mạng, bố của Tuấn đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn làm công việc mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Tùng, bạn của Tuấn, thì lại phản đối và cho rằng Tuấn phải nối tiếp công việc, nghề nghiệp được truyền từ đời ông, cha đến nay mới là tiếp nối truyền thống của gia đình. Em đồng tình với ý kiến bạn nào? Vì sao:

Xem đáp án

1. Theo em, Bình cần làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ?

Theo em, Bình cần làm để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ như: 

+ Cố gắng nỗ lực trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt để sau này vào được trường đại học mình mong muốn.

+ Lập kế hoạch học tập, sử dụng và quản lí thười gian, giành nhiều thời gian hơn cho việc hoc, có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau như học nhóm, học thêm…

2. 

Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em là: + Mặc dù truyền thống làm đồ chơi Trung thu của gia đình là vất vả, nhưng đổi lại đó là niềm vui của các bạn nhỏ sẽ được trọn vẹn hơn. + Đây là việc làm có ý nghĩa, em cảm thấy rất tự hào về bố mẹ, em trân trọng nghề truyền thống của gia đình, nên em cũng sẽ tiếp tục theo chân ông bà cha mẹ để giữ gìn và phát huy truyền thống đó mãi về sau.

3. 

Em đồng tình với ý kiến bạn Tuấn vì: Vì tiếp nối truyền thống của gia đình không chỉ là nói tiếp nghề nghiệp, công việc truyền từ đời này sang đời khác mà quan trọng là nối tiếp các giá trị của gia đình như: truyền thống yêu nước, cần cù lao động, yêu thương con người…


Câu 7:

Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

Xem đáp án

Hà Nội, ngày....tháng....năm...

Gửi mẹ kính yêu của con!

Thời gian qua con cảm thấy rất tự hào về truyền thống làm nón lá của gia đình mình. Bởi chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ Việt Nam… Con sẽ cố gắng học tập và rèn luyện tốt hơn, để sau này sẽ đưa sản phẩm truyền thống của gia đình mình ngày càng vươn xa, không chỉ đến với người dân trong nước mà còn đến với đông đảo bạn bè thế giới.

Con gái của mẹ!

      Thùy An


Câu 8:

 Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu sau:

Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình

Xem đáp án

Em đã lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ theo bảng sau:

Tên truyền thống

Cách giữ gìn và phát huy

Truyền thống hiếu học

Cố gắng học tập tốt, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức.

Truyền thống làm nón lá

Học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ và mọi người xung quanh

Truyền thống giúp đỡ người nghèo

Nổ lực trong học tập, rèn luyện tốt đạo đức, giúp người có hoàn cảnh khó khăn như: ủng hộ bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp đồ dùng học tập, mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào bảo lụt,….


Bắt đầu thi ngay