IMG-LOGO

Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

  • 5797 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

a) Em hãy nhận xét các hành vi trên và cho biết người thực hiện từng hành vi mắc lỗi gì ?

Xem đáp án

- Hành vi (1): Xây nhà cao tầng, không giấy phép → Xây nhà trái phép; đổ phế thải xuống cống thoát nước.

- Hành vi (2): Đua xe, vượt đèn đỏ → Vi phạm Luật An toàn giao thông

- Hành vi (3): Tâm thần, đập phá → Mắc lỗi nhưng không vi phạm pháp luật

- Hành vi (4): Cướp giật dây chuyền, túi xách → Tội trộm, cướp.

- Hành vi (5): Vay tiền dây dưa không trả → Xâm phạm tài sản của người khác.

- Hành vi (6): Chặt cây, tỉa cành không đặt điểm báo → Vi phạm nội quy an toàn lao động.


Câu 2:

b) Những hành vi đó đã gây hậu quả gì ?

Xem đáp án

- Hành vi (1): Xây nhà cao tầng, không giấy phép, đổ phế thải xuống cống thoát nước → Gây tắc cống, ngập nước, vi phạm quy định về xây dựng.

- Hành vi (2): Đua xe, vượt đèn đỏ → Gây thiệt hại về người và của.

- Hành vi (3): Tâm thần, đập phá → Làm hỏng mất tài sản quý.

- Hành vi (4): Cướp giật dây chuyền, túi xách → Gây tổn thất tài chính cho người khác.

- Hành vi (5): Vay tiền dây dưa không trả → Gây tổn thất tiền bạc của người khác.

- Hành vi (6): Chặt cây, tỉa cành không đặt điểm báo → Làm cho người đi đường bị thương.


Câu 3:

c) Theo em, người thực hiện hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm gì đối với hậu quả gây ra ?

Xem đáp án

Các hành vi trên (trừ hành vi (3) phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình.


Câu 4:

Em hãy xác định các hành vi sau đây vi phạm pháp luật gì (hành chính, hình sự, dân sự) hay vi phạm kỉ luật.

Em hãy xác định các hành vi sau đây vi phạm pháp luật gì (hành chính, hình sự, dân sự) hay (ảnh 1)

Xem đáp án

- Đánh dấu X vào ô: Vi phạm pháp luật hành chính với các hành vi (4), (7)

- Đánh dấu X vào ô: Vi phạm pháp luật hình sự với hành vi (3).

- Đánh dấu X vào ô: Vi phạm pháp luật dân sự với các hành vi (1), (2).

- Đánh dấu X vào ô: Vi phạm kỉ luật với các hành vi (5), (6).


Câu 5:

Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình ? Vì sao ?

a) Một người lái xe uống rượu, không làm chủ được tay lái đã đâm vào xe máy của người đi đường ;

b) Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.

Xem đáp án

Trường hợp (b) không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình; vì em bé mới 5 tuổi (chưa đến tuổi quy định pháp luật), do đó không coi là vi phạm pháp luật, nên không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình.


Câu 7:

Tú (14 tuổi - Học sinh lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may va vào ông Ba - người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và ông Ba bị thương nặng.

Hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu các vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc và trách nhiệm của Tú trong sự việc này.

Xem đáp án

- Hành vi của Tú là sai trái đối với quy định của pháp luật.

- Các vi phạm pháp luật mà Tú mắc phải:

     + Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định;

     + Vượt đèn đỏ → gây hậu quả: ông Ba bị thương nặng.

- Trách nhiệm của Tú trong sự việc này:

     + Tú và gia đình Tú phải xin lỗi ông Ba và có trách nhiệm bồi dưỡng, chăm sóc ông Ba;

     + Bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.


Câu 9:

Theo em, vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không ? Hãy so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí.

Xem đáp án

- Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật.

- Giống nhau:

+ Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kĩ cương.

+ Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra.

- Khác nhau:

+ Trách nhiệm đạo đức:

Bằng tác động của dư luận - xã hội tự giác thực hiện;

Lương tâm cắn rứt

+ Trách nhiệm pháp lí:

Bắt buộc thực hiện;

Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước.


Bắt đầu thi ngay