Giải SGK Hoạt động trải nghiệm 6 Chủ đề 7: Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam - Bộ Chân trời sáng tạo
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hoạt động đặc trưng và lưu ý an toàn khi làm nghề truyền thống
-
5313 lượt thi
-
3 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát tranh và đọc thông tin về hoạt động đặc trưng của hai làng nghề truyền thông dưới đây:
- Nghề làm gốm
Quy trình tạo ra các sản phẩm làm gốm gồm các đặc trưng: làm đất ( thấu đất). Tạo hình sản phẩm gốm, trang trí hoa văn, tráng men và nung đốt sản phẩm.
- Nghề làm dệt vải
Quy trình tạo ra các sản phẩm làm dệt vải gồm các đặc trưng: bật bông tơi, kéo thành sợi dài, xé bông thành chỉ, ngâm màu, phơi khô và dệt thành những tấm vải.
Câu 2:
Mô tả những hoạt động của nghề truyền thống mà em biết.
Những hoạt động của làng nghề truyền thống em biết là:
Làng nghề truyền thống Chằm nón lá An Hiệp, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Nghề Chằm nón lá đã xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của nhân dân ấp An Hiệp
Tranh thêu Hữu Hạnh có mặt rất sớm ở Đà Lạt và được bạn bè thế giới ngưỡng mộ, đón nhận, đã có mặt ở nhiều nước như: Nhật, Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Anh, Na Uy, Hàn Quốc…
Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’Tiêng – Bình Phước không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, mà còn góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa, nét độc đáo riêng của đồng bào dân tộc S’Tiêng.
Câu 3:
Kể tên một số dụng cụ làng nghề truyền thống và chia sẻ các sử dụng chúng an toàn.
Hướng dẫn:
Một số dụng cụ làng nghề truyền thống là máy dệt, khung cửi, búa, kìm, thủ công bằng tay,… Để sử dụng chúng một cách an toàn phải biết cách dùng của nó. Bên cạnh đó phải chú ý sử dụng đồ bảo hộ.