Bài 30: Các dạng năng lượng - Bộ Cánh diều
-
1926 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Năng lượng có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta và ngay cả trong cơ thể mỗi người. Em có biết rằng, trong sản xuất và đời sống, chúng ta dùng nhiều dạng năng lượng khác nhau không?
Trong sản xuất và đời sống, chúng ta dùng nhiều dạng năng lượng khác nhau như: năng lượng điện, năng lượng ánh sáng, năng lượng nhiệt, cơ năng…
Câu 2:
Trong nhà em thường sử dụng những dạng năng lượng nào dưới đây?
Trong nhà em thường sử dụng những dạng năng lượng: năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm thanh, năng lượng hóa học.
- Năng lượng điện: điện sử dụng trong các thiết bị như quạt, nồi cơm điện, tủ lạnh,…
- Năng lượng nhiệt: lửa từ bếp ga, lò sưởi…
- Năng lượng ánh sáng: ánh sáng từ bóng đèn, từ ngọn lửa…
- Năng lượng âm thanh: tiếng đàn, tiếng hát, loa…
- Năng lượng hóa học: năng lượng lưu trữ trong lượng thực - thực phẩm, trong pin con thỏ….
Câu 3:
Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động hoặc nhóm năng lượng lưu trữ: động năng của vật; năng lượng của thức ăn; năng lượng của gió đang thổi; năng lượng của xăng dầu; năng lượng khi cánh cung bị uốn cong; năng lượng của dòng nước chảy.
Năng lượng gắn với chuyển động |
Năng lượng lưu trữ |
Động năng của vật |
Năng lượng của thức ăn |
Năng lượng của gió đang thổi |
Năng lượng của xăng dầu |
Năng lượng của dòng nước chảy |
Năng lượng khi cánh cung bị uốn cong |
Câu 4:
Hãy kể tên một số dạng năng lượng có liên quan đến chuyển động của chiếc thuyền buồm (hình 30.1)
Một số năng lượng có liên quan đến chuyển động của chiếc thuyền buồm:
- Năng lượng của gió đang thổi
- Năng lượng của dòng nước chảy
- Động năng của con thuyền
- Năng lượng âm thanh của tiếng buồm phát ra khi gió thổi
Câu 5:
Thế năng hấp dấn của vật M ở hình nào lớn hơn: hình 30.2a hay hình 30.2c?
Thế năng hấp dẫn của vật M ở hình 30.2a lớn hơn hình 30.2 c vì vật M ở hình 30.2a ở độ cao lớn hơn vật M ở hình 30.2 c.
Câu 6:
Lò xo bị nén với lực lớn hơn ở hình nào: hình 30.2b hay hình 30.2d?
Lò xo bị nén với lực lớn hơn ở hình 30.2b vì chiều dài của lò xo ở hình b ngắn hơn chiều dài ở hình d.
Câu 7:
Hãy lấy ví dụ về năng lượng và tác dụng lực?
- Xe đi với tốc độ càng lớn thì động năng của xe càng lớn khi va chạm vào các xe khác có thể gây ra lực lớn làm thiệt hại về người và tài sản.
- Một vật rơi từ trên cao, khi độ cao càng lớn thì vật rơi tác dụng xuống mặt đất một lực càng mạnh, lực đó làm hỏng vật, hỏng bề mặt sàn.
Câu 8:
Em nghĩ như thế nào về mối liên hệ giữa năng lượng mà một người hấp thụ với khả năng tác dụng lực của người đó?
Mối liên hệ giữa năng lượng mà một người hấp thụ với khả năng tác dụng lực của người đó theo tỉ lệ thuận: Khi năng lượng mà một người hấp thụ nhiều thì khả năng tác dụng lực của người đó cũng tăng lên.