Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể - Bộ Cánh diều
-
1379 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình 13.1 và cho biết cơ thể sinh vật nào được cấu từ nhiều tế bào.
Sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào là con gà, cây hoa mai và cây lúa.
Câu 2:
Lấy ví dụ về sinh vật đơn bào và cho biết tế bào của chúng là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực.
- Ví dụ:
+ Trùng roi là tế bào nhân thực
+ Trùng giày là tế bào nhân thực
+ Nấm men là tế bào nhân thực
+ Vi khuẩn lactic là tế bào nhân sơ
+ Vi khuẩn cố định đạm là tế bào nhân sơ
+ Vi khuẩn lam là tế bào nhân sơ
Câu 3:
Hãy tìm hiểu trùng giày thực hiện các hoạt động sống như thế nào?
Trùng giày thực hiện các hoạt động sống như sau:
- Lấy thức ăn qua rãnh miệng
- Chứa và tiêu hóa thức ăn trong không bào tiêu hóa
- Thải các chất cặn bã qua lỗ thoát
- Bơm nước thừa ra ngoài bằng không bào co bóp
- Di chuyển bằng lông bơi
Câu 4:
Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào theo gợi ý trong bảng 13.1
Tiêu chí |
Sinh vật đơn bào |
Sinh vật đa bào |
Số lượng tế bào |
Một tế bào |
Nhiều tế bào |
Số loại tế bào |
Một loại tế bào |
Nhiều loại tế bào |
Cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay nhân thực |
Tế bào nhân sơ |
Tế bào nhân thực |
Câu 5:
Quan sát hình 13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao.
Trật tự sắp các cấp độ tổ chức của cây xanh từ thấp đến cao là:
Tế bào thịt lá à Các loại mô: mô giậu, mô bì, mô xốp, mô dẫn à Lá à Hệ chồi à Cây xanh
Câu 6:
Quan sát các hình trong hình 13.4 và sắp xếp các hình đố theo cấp độ tổ chức của cơ thể người từ thấp đếp cao và gọi tên các cấp độ đó.
Trình tự sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể người từ thấp đến cao là:
- Tế bào: tế bào biểu mô ruột
- Mô: Biểu mô ruột, mô cơ, mô liên kết
- Cơ quan: ruột non
- Hệ cơ quan: hệ tiêu hóa
- Cơ thể: cơ thể người
Câu 7:
Quan sát các loại mô trong hình 13.5 và nhận xét về hình dạng, kích thước của các tế bào trong từng loại mô.
- Hình dạng, kích thước của các loại tế bào trong các loại mô là khác nhau.
+ Có những tế bào có hình cầu, hình trụ, có những tế bào dạng sợi dài hay hình sao nhiều cạnh.
+ Có những tế bào có kích thước nhỏ, chỉ vài µm ( tế bào mô bì) nhưng cũng có những tế bào có kích thước lớn đến vài mm, thậm chí vài chục cm (tế bào thần kinh)
Câu 8:
1. Dựa vào hình 13.3, hãy kể tên một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh.
2. Quan sát hình 13.4, kể tên một số cơ quan trong hệ tiêu hóa của người.
1. Một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh là: mô giậu, mô bì, mô xốp, mô dẫn
2. Một số cơ quan trong hệ tiêu hóa ở người là: dạ dày, ruột non, ruột già, tụy, thực quản, gan,…
Câu 10:
Lấy ví dụ về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể động vật và thực vật mà em biết theo gợi ý trong bảng 13.3.
Cấu trúc |
Động vật |
Thực vật |
Tế bào |
Tế bào cơ |
Tế bào thịt quả |
Mô |
Mô cơ |
Mô xốp |
Cơ quan |
Phổi |
Quả |
Hệ cơ quan |
Hệ hô hấp |
Hệ |
Câu 11:
Vẽ và mô tả hình dạng nấm men mà em quan sát được.
- Tế bào nấm men có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục.
- Có một số tế bào nấm men con mọc chồi luôn trên cơ thể mẹ nên tạo ra hình dạng giống xương rồng.
- Nấm men có đầy đủ cấu tạo của tế bào bao gồm thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, ti thể, riboxom, nhân, không bào và các hạt dự trữ.
Câu 12:
Liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể cây xanh và cơ thể người mà em quan sát được theo sơ đồ gợi ý.
- Cơ thể người:
- Cơ thể cây xanh: