Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại - Bộ cánh diều
-
2179 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
1. Quan sát lược đồ hình 6.1 và đọc thông tin, hãy cho biết điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
2. Quan sát hình 6.2 và đọc thông tin, hãy cho biết những “tặng phẩm” mà sông Nin đem đến cho Ai Cập là gì?
1. - Điều kiện tự nhiên có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. Điều này được thể hiện ở việc:
+ Điều kiện tự nhiên (đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào…) thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cối (đặc biệt là cây lúa nước) và vật nuôi. Do đó, xu hướng phát triển kinh tế của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại thường thiên về sản xuất nông nghiệp.
+ Điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố tác động, thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế => sớm đưa tới sự phân hóa xã hội thành các tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã, nô lệ,...
+ Mặt khác, điều kiện tự nhiên cũng là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển về văn hóa của cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà.
2. - Những “tặng phẩm” mà sông Nin đem đến cho cư dân Ai Cập:
+ Sông Nin bồi đắp phù sa => hình thành nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn và màu mỡ. Chính nhờ những lớp phù sa luôn được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu.
+ Sông Nin cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
+ Sông Nin là con đường giao thông huyết mạch, giúp kết nối các vùng/ miền ở Ai Cập.
+ Sự đa dạng sinh vật do sông Nin đem lại (thủy sản, chim,…) góp phần cải thiện cuộc sống của cư dân Ai Cập.
Câu 2:
Nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà.
- Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập:
+ Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong các công xã.
+ Vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập.
- Quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà:
+ Cuối thiên niên kỉ IV TCN, nhiều quốc gia ra đời ở lưu vực hai con sông Ti-grơ và Ơ-phrát.
+ Về sau, các tiểu quốc nhỏ này thống nhất thành một vương quốc lớn mạnh, tiêu biểu là Vương quốc Ba-bi-lon.
Câu 3:
Quan sát các hình từ 6.4 đến 6.9 và đọc thông tin, hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà.
Những thành tựu văn hóa chủ yếu của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
Cư dân Ai Cập cổ đại |
Cư dân Lưỡng Hà cổ đại |
|
Tín ngưỡng |
- Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần sông Nin, thần Mặt trời…). - Tin vào sự bất tử của linh hồn (cho rằng sau khi chết, linh hồn có thể trở lại thể xác để hồi sinh). |
- Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…). |
Chữ viết |
- Sử dụng chữ tượng hình. - Chữ được viết trên giấy làm từ lõi của cây Papirut. |
- Sử dụng chữ tượng hình. - Chữ được viết trên đất sét. |
Toán học |
- Giỏi về hình học; biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn. |
- Giỏi về số học; sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở. |
Kiến trúc |
- Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp… |
- Xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn treo Ba-bi-lon… |
Câu 4:
Theo em, điều kiện tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà?
♦ Điều kiện tự nhiên quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành của các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà là: sự hiện diện của các dòng sông lớn, như: sông Nin (ở Ai Cập), sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ (Lưỡng Hà).
♦ Chứng minh:
- Thứ nhất, sự hiện diện của các con sông lớn (sông Nin, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ…) tác động đến sự lựa chọn xu hướng phát triển kinh tế của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà.
+ Sông Nin, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ đã bồi tụ nên ở Ai Cập và Lưỡng Hà những đồng bằng châu thổ phù sa rộng lớn, màu mỡ; đất đai mềm xốp, dễ canh tác.
+ Sông Nin, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ còn cung cấp nguồn nước dồi dào cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà.
=> Thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cối (đặc biệt là cây lúa nước) và vật nuôi. Do đó, xu hướng phát triển kinh tế của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại thường thiên về sản xuất nông nghiệp, các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp chỉ giữ vai trò bổ trợ.
- Thứ hai, sự hiện diện của các con sông lớn và nhu cầu trị thủy đã thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
+ Nhờ có các đồng bằng châu thổ phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào… nên chỉ cần sử dụng những công cụ lao động thô sơ, cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà đã có thể tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn (không những đủ nuôi sống bản thân mà còn có lượng sản phẩm dư thừa) => điều kiện nảy sinh cho sự tư hữu tài sản và bóc lột đã xuất hiện => xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo.
+ Mặt khác, để làm tốt công tác trị thuỷ, yêu cầu cần phải có sự hợp tác, liên minh giữa các công xã nông thôn và cần có người chỉ huy.
=> Thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại
- Thứ ba, sự hiện diện của các con sông lớn cũng là một trong những nhân tố thường xuyên hiện diện và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Ai Cập, Lưỡng Hà. Ví dụ:
+ Cư dân Ai Cập cổ đại tôn sùng thần sông Nin.
+ Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước (mùa lũ) nên từ rất sớm cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà đã biết nhiều về các tri thức toán học.
Câu 5:
Hãy giới thiệu về một thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập hoặc cư dân Lưỡng Hà mà em ấn tượng nhất.
Vườn treo Ba-bi-lon – huyền thoại tình yêu!
- Một kiệt tác tiêu biểu của nền văn minh Lưỡng Hà thời cổ đại mà ai cũng biết đến, đó là vườn treo Babylon. Qua so sánh với các công trình kiến trúc đương thời, vườn treo của xứ Babylon được đánh giá là một công trình kiến trúc tráng lệ, độc nhất vô nhị. Kì quan thế giới này được xây dựng vào dưới thời trị vì của vua NebuchADnezzar.
- Truyền thuyết kể lại rằng: đức vua NebuchADrezzar II (605 – 562 TCN), có người vợ yêu tên là Amyltis - nàng là công nương xứ Medes. Nếu Babylon là vùng đồng bằng, chỉ có những cây lương thực rất thấp, còn cây cao chỉ có chà là và xa xa là sa mạc ngút ngàn; thì xứ Medes là vùng nhiệt đới, quanh năm cây cối xanh tươi. Vì thế, công chúa xứ Medes không chịu nổi cảnh hoang mạc của Babylon, trong nàng luôn khắc khoải nỗi nhớ quê hương. Đôi mắt buồn vời vợi của Amyltis cứ chiều chiều lại xa xăm nhìn về cố quốc. Để vừa lòng người đẹp, đức vua quyết định xây dựng một khu vườn trong đó có trồng nhiều cây cỏ quý hiếm, hoa thơm, quả ngọt của xứ Medes để hoàng hậu đỡ nhớ nhà. Và thế là hàng trăm kiến trúc sư và thợ giỏi của cả nước, cùng hàng vạn nô lệ được điều động về kinh đô Babylon để xây dựng vườn treo, làm vừa lòng hoàng hậu.
- Vườn treo Babylon dựng ngay cạnh cung điện nhà vua, bên bờ sông Ơ-phơ-rát. Vườn có dạng vuông gồm bốn tầng, tầng nọ cách tầng kia khoảng 25m, mỗi tầng là một vườn nối nhau bằng những cầu thang khá rộng. Tầng dưới cùng có diện tích là 60.516 m2, nằm trên một hệ thống cột gồm hơn 600 cái. Hệ thống cột này càng lên cao càng thu hẹp dần, số lượng cột ít đi, kích thước cũng nhỏ dần. Diện tích tầng trên cùng chỉ còn bằng nửa tầng dưới cùng.
- Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hiếm được đưa về từ những vùng mà nhà vua đến xâm lược. Trong vườn treo có một hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng gỗ. Khi bánh xe quay, dây xích và thùng nước cũng chuyển động đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước cho cây.
- Để tưới nước cho hoa và cây của khu vườn, các nô lệ phải luân phiên nhau đưa nước từ dòng sông Ơ-phơ-rát lên khu vườn. Nước được lấy từ 3 giếng có máy thuỷ lực quay với hệ thống gàu nước đưa lên cao chảy theo các rãnh thoai thoải tưới cho toàn khu vườn. Do vườn làm theo hướng gió nên hương thơm lan toả cả một vùng rộng lớn.
- Vườn treo Babylon đã đánh dấu một thời vàng son của lịch sử vùng Lưỡng Hà, thời kì phát triển rực rỡ của vương quốc Tân Babylon. Nhà vua Nabuchadnezzar trị vì đất nước được 44 năm thì qua đời. Sau đó, vườn treo Babylon cũng tàn lụi theo.