Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại - Bộ cánh diều
-
2208 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dựa vào các lược đồ hình 9.1 và 9.2 đọc thông tin, hãy:
- Xác định vị trí địa lí của Hy Lạp, La Mã cổ đại.
- Trình bày điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã.
* Xác định vị trí địa lí của Hi Lạp, La Mã cổ đại
- Hi Lạp cổ đại có lãnh thổ rộng lớn, bao gồm miền lục địa Hi Lạp (nam bán đảo Ban-căng); miền đất ven bờ Tiểu Á và những đảo thuộc biển Ê-giê.
- Nơi khởi sinh nền văn minh La Mã cổ đại là: bán đảo Italia và 3 đảo lớn: Xi-xin (ở phía Nam), Cooc-xơ và Xác-đe-nhơ (ở phía Tây). Sau này, lãnh thổ Ma Mã từng bước được mở rộng.
* Điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành của văn minh Hi Lạp, La Mã:
- Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp, La Mã:
+ Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...
+ Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.
- Tác động của điều kiện tự nhiên:
+ Thứ nhất, tác động tới sự hình thành nhà nước:
- Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở phương Tây (muộn hơn so với phương Đông).
- Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.
+ Thứ hai, tác động tới đời sống kinh tế:
- Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh.
- Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.
+ Thứ ba, tác động tới sự phát triển của văn hóa:
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.
Câu 2:
1. Trình bày tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp.
2. Hãy kể tên các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten.
1. - Từ khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ VI TCN, các thành bang ở Hy Lạp lần lượt ra đời.
- Tổ chức của các thành bang:
+ Phần chủ yếu của đất nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh.
+ Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.
+ Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau. Ví dụ: thành bang Xpac-ta theo thể chế Cộng hòa quý tộc; thành bang A-ten theo thể chế dân chủ chủ nô.
2. - Các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten:
+ Quý tộc, chủ nô.
+ Công dân A-ten.
+ Kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư).
+ Nô lệ.
Câu 3:
Quan sát lược đồ hình 9.2 (trang 43), các hình 9.4, 9.5 và đọc thông tin, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã.
- Khoảng thế kỉ III TCN, thành thị La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các thành thị khác trên bán đảo Italia; chinh phục đất của người Hy Lạp, các quốc gia ven bờ Địa Trung Hải và trở thành một đế chế.
- Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã; nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ.
- Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ vai trò của Viện Nguyên Lão được coi trọng.
Câu 4:
1. Quan sát các hình từ 9.6 đến 9.12 và đọc thông tin, hãy nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã.
2. Những thành tựu văn hóa nào của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay?
1. - Lịch pháp học: người Hi Lạp và La Mã biết làm ra lịch (dương lịch).
- Chữ viết:
+ Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái.
+ Người La Mã kế thừa thành tựu của người Hi Lạp để sáng tạo ra mẫu tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã (I, II, III, IV,...).
- Văn học: phong phú, đa dạng các thể loại. Trong đó nổi bật nhất là: thần thoại.
- Sử học: xuất hiện nhiều nhà sử học lớn và các tác phẩm sử học nổi tiếng, như:
+ Tác phẩm Lịch sử của hê-rô-đốt.
+ Tác phẩm Lịch sử chiến tranh Pê-lô-pô-nê của Tu-xi-đít.
+ Tác phẩm Thông sử của Pô-li-biu-xơ.
- Khoa học tự nhiên: nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao. Ví dụ: Định lí Pi-ta-go, Định lí Ta-lét, Tiên đề Ơ-cơ-lít,...
- Kiến trúc – điêu khác: có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.
2. - Một số thành tựu văn hóa của Hi Lạp và La Mã vẫn được sử dụng cho tới ngày nay:
+ Dương lịch.
+ Hệ thống chữ số La-mã; mẫu tự La-tin.
+ Các định lí, định đề khoa học. Ví dụ: Định lí Ta-lét; Định lí P-ta-go; Tiên đề Ơ-cơ-lít…
Câu 5:
Trình bày những tác động của điều kiện tự niên đối với sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã.
- Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp, La Mã:
+ Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...
+ Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.
- Tác động của điều kiện tự nhiên:
+ Thứ nhất, tác động tới sự hình thành nhà nước:
- Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả => có sản phẩm dư thừa, khi đó mới xuất hiện tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vì vậy, tới khoảng thiên niên kỉ I TCN, các nhà nước cổ đại mới ra đời ở phương Tây (muộn hơn so với phương Đông).
- Do lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư => khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi bán đảo trở thành một quốc gia => diện tích mỗi nước khá nhỏ.
+ Thứ hai, tác động tới đời sống kinh tế:
- Đất đai ít, khô cứng nên kinh tế nông nghiệp không phát triển mạnh.
- Giàu tài nguyên khoáng sản và đặc biệt là có vị trí địa lí thuận lợi (ven biển) nên kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải) rất phát triển.
+ Thứ ba, tác động tới sự phát triển của văn hóa:
Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.
Câu 6:
Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại.
Lĩnh vực |
Thành tựu tiêu biểu của Hi Lạp và La Mã |
Lịch pháp học |
- Sáng tạo ra dương lịch dựa trên sự chuyển động của Trái Đất quanh quanh Mặt Trời. |
Chữ viết |
- Người Hi Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái. - Người La Mã kế thừa thành tựu của người Hi Lạp để sáng tạo ra mẫu tự La-tin; hệ thống chữ số La Mã (I, II, III, IV,...). |
Văn học |
- Thần thoại Hi Lạp. - 2 bộ sử thi: Iliat và Ôđixê. |
Khoa học tự nhiên |
- Nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao. Ví dụ: + Trong toán học: Định lí Pi-ta-go; Định lí Ta-lét; Tiên đề Ơ-cơ-lít,... + Trong vật lí học: lực đẩy Ác-si-mét… |
Kiến trúc – điêu khắc |
- Có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga: + Đấu trường Cô-li-dê. + Đền Pác-tê-nông. - Nhiều tác tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ: + Tượng nữ thần A-te-na đội mũ chiến binh. + Tượng người lực sĩ ném đĩa. + Tượng thần Vệ nữ Mi-lô. |
Câu 7:
Hãy tìm kiếm thông tin và giới thiệu về một công trình kiến trúc, điêu khắc của Hy Lạp hoặc La Mã mà em ấn tượng nhất.
Giới thiệu về đấu trường Cô-li-dê
Đấu trường Cô-li-dê, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma (I-at-li-a). Khi nhắc đến các câu chuyện về Đế chế La Mã thì nơi đây được xem là biểu tượng của Đế chế, một trong những kiến trúc La Mã đẹp nhất còn sót lại. Dù hiện nay bị hoang phế nhiều do động đất và nạn cướp đá thì đây vẫn là điểm tham quan hấp dẫn khách du lịch ở Roma.
- Cô-li-dê được xây dựng vào khoảng năm 70 - 80 sau Công nguyên dưới thời Hoàng đế Vespasian và thời Titus với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian.
- Kích thước của Đấu trường: cao 48m, dài 189m và rộng đến 156m có thể chứa tới 80.000 người bên trong. Được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng trên một sàn của thung lũng giữa Đồi Caeli và Đồi Esquiline và đồi Palatine. Khi xây dựng, người ta đã dùng tới 100.000 m đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Người La Mã đã dùng hơn 25.000 m khối vữa và sỏi để trộn thành một loại bê tông, đồng thời dùng hơn 1 triệu viên gạch kích cỡ khác nhau trong công trình này. Các nhà kiến trúc xưa đã thiết kế các mái vòm cuốn, các hành lang bậc lên xuống để dẫn tới chỗ ngồi mặc dù rất rộng nhưng mỗi người có thể đến chỗ ngồi của họ chỉ trong vòng vài phút.
- Đấu trường được sử dụng gần 500 năm với những ghi chép về các trận đấu thế kỷ VI, là nơi thi đấu của các võ sỹ, làm biểu diễn công chúng, tập trận giả trên biển, săn thú và tập kịch cổ điển… Người La Mã được thưởng thức miễn phí những trận đấu ở Cô-li-dê. Đó được coi là phần thưởng dành cho những công dân đã tham dự các bữa tiệc lớn của lớp người giàu có và nổi tiếng. Hoàng đế và giới quý tộc yêu cầu tổ chức trận đấu khi cần thu hút sự chú ý của thần dân. Dán mắt vào những màn trình diễn đẫm máu, người La Mã sẽ lãng quên đi những vấn đề quan trọng hơn. Ban đầu, cuộc chơi được tổ chức nhân danh các vị thần, chúng phải tuân theo quy định pháp luật và được coi như một nghi lễ tôn giáo. Về sau, khi tầng lớp thượng lưu thấy có thể thu lợi nhuận từ những dòng máu đổ ra tại Cô-li-dê, tính linh thiêng đã bị lãng quên.
- Công trình này dần dần thôi được sử dụng làm nơi giải trí vào thời Trung Cổ và sau này được sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, tôn giáo, pháo đài…
- Ngày nay nhiều khách du lịch đến đây tham quan và chiêm ngưỡng hình ảnh của Đế chế La Mã lúc xưa mặc cho Cô-li-dê bị tàn phá và chỉnh sửa qua nhiều thế kỉ. Đấu trường Cô-li-dê ngày nay không còn là nơi diễn ra những trận đấu đẫm máu nữa, nó đã trở thành biểu tượng chống lại luật tử hình ở nhiều nước trên thế giới. Cô-li-dê cũng là địa chỉ cho những ai ngưỡng mộ một công trình kiến trúc hoành tráng được xây từ cách đây hai thiên niên kỷ. Quả là một công trình kiến trúc đặc sắc, xứng đáng là một trong 7 kỳ quan thế giới mới được bầu vào năm 2007 vừa qua.