Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử & địa lý Giải SGK Lịch sử Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc (Từ thế kỉ II trước công nguyên đến năm 938) - Bộ Cánh diều

Giải SGK Lịch sử Chương 6: Thời bắc thuộc và chống bắc thuộc (Từ thế kỉ II trước công nguyên đến năm 938) - Bộ Cánh diều

Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X - Cánh diều

  • 1762 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

1. Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ như thế nào? 

2. Nêu nội dung và ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo.

Xem đáp án

1. - Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường ngày càng suy yếu. Giữa năm 905, nhân cơ hội Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị giáng chức, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy, chiếm thành Đại La (Hà Nội), tự xưng tiết độ sứ.

- Đầu năm 906, hoàng đế nhà Đường buộc phải công nhận, phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam.

2. - Nội dung cải cách của Khúc Thừa Hạo:

+ Chia, đặt lại các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.

+ Thực hiện: bình quân thuế ruộng cho công bằng, tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ

+ Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán để quản lí cho thống nhất.

- Ý nghĩa:

+ Củng cố chính quyền tự chủ của người Việt.

+ Xây dựng được một chính quyền dân tộc thống nhất, vững mạnh từ trung ương đến các làng xã, khắc phục được tính phân tán quyền lực.

+ Bồi dưỡng sức dân; thúc đẩy sức sản xuất đồng thời tập hợp được mọi lực lượng yêu nước để bảo vệ nền tự chủ.

+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).

 


Câu 2:

Dương Đình Nghệ đã khôi phục và giành quyền tự chủ như thế nào?

 
Xem đáp án

- Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán đưa quân sang đánh bại chính quyền họ Khúc và thiết lập lại bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc.

- Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ - một tướng của họ Khúc – đã tập hợp nhân dân nổi dậy, kéo quân từ Ái Châu tiến đánh và làm chủ Đại La.

- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược năm 931 giành thắng lợi, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, nền tự chủ của người Việt được khôi phục.

 

Câu 3:

1. Dựa vào lược đồ hình 17.5, hình 17.6 và đọc thông tin, hãy tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938.

1. Dựa vào lược đồ hình 17.5, hình 17.6 và đọc thông tin, hãy tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938. (ảnh 1)

2. Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua những điểm nào?

3. Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

4. Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc.

Xem đáp án

1. - Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938:

+ Nhận được tin này, Lưu Hoằng Tháo sẽ kéo quân vào nước ta theo đường biển, Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa sông Bạch Đằng.

+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo dẫn quân tiến vào khu vực cửa biển Bạch Đằng. Khi nước triều dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh và giả vờ thua.

+ Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.

+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy.

+ Nước triều rút ngày càng mạnh, bãi cọc ngầm lộ ra. Các chiến thuyền của quân Nam Hán va vào bãi cọc, vỡ và bị chìm. Lưu Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.

2. Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền được thể hiện qua những điểm dưới đây:

- Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.

- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nươc thủy triều để bố trí trận địa chiến đấu.

- Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch:

+ Bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông; trong những vùng cây cối rậm rạp.

+ Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch.

+ Khi thủy triều bắt đầu rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh.

3. - Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng bạch Đằng (938):

+ Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.

+ Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

4. - Công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc: đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán; mở ra thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

 

 

Câu 5:

Trong các sự kiện lịch sử:

- Khúc thừa dụ giành quyền tự chủ năm 905.

- Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán năm 931.

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Sự kiện nào tạo nên bước ngoặt của lịch sử dân tộc đầu thế kỉ X? Vì sao?

Xem đáp án

- Sự kiện tạo nên bước ngoặt của lịch sử dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ X là: chiến thắng Bạch Đằng năm 938

- Giải thích: chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.


Câu 6:

Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một trong những điểm di tích liên quan đến các nhân vật lịch sử: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.

Xem đáp án

* Giới thiệu đền thợ họ Khúc ở Hải Dương

- Khởi nghiệp là một hào trưởng đất Hồng Châu, nay là làng Cúc Bồ, thuộc xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, Khúc Thừa Dụ là người đã tạo dựng những nền móng ban đầu cho công cuộc giành độc lập, xây dựng nền tự chủ của đất nước. Con và cháu ông là Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ tiếp tục nối nghiệp cha ông, có công củng cố nền tự chủ.

- Ðể tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc họ Khúc, từ xa xưa, người dân trong vùng Hồng Châu đã đóng góp xây dựng đình làng Cúc Bồ trên một khoảng đất rộng ở phía nam của làng, cách đê sông Luộc chừng 300 m. Ðình là nơi thờ Anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ làm Thành hoàng làng. Ðình đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

- Năm 2005, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và nêu cao đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng đền Cúc Bồ thờ ba vị Anh hùng họ Khúc là: Khúc Thừa Dụ (Tiên chúa), Khúc Hạo (Trung chúa), Khúc Thừa Mỹ (Hậu chúa) ngay cạnh đình cổ làng Cúc Bồ. Công trình có tổng diện tích hơn 57.000 m2, sử dụng ba loại vật liệu chủ yếu là: Ðá xanh, gỗ lim và đồng. Ðền thờ nằm giáp đê sông Luộc, mặt đền quay về hướng nam.

- Du khách vào đền sẽ đi qua cầu đá, đến sân hội, với hai bức phù điêu ghép bằng các tảng đá lớn. Các họa tiết được chạm khắc công phu, mô tả quang cảnh nhân dân tụ nghĩa theo Tiên chúa Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ, hưởng cuộc sống thái bình, an cư lạc nghiệp. Kiến trúc đền chính xây dựng khang trang theo lối truyền thống với thềm cao chín bậc cùng các tượng đá rồng chầu, hổ phục.

- Từ nhiều năm qua, đến ngày giỗ Tiên chúa Khúc Thừa Dụ (23-7 âm lịch), chính quyền, người dân địa phương và khách du lịch lại đổ về đình làng và đền Cúc Bồ hành lễ, tri ân tổ tiên và các vị anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. Năm 2015, quần thể đền Cúc Bồ đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

 


Câu 7:

Em có ấn tượng nhất với anh hùng dân tộc nào trong thời Bắc thuộc? Hãy giới thiệu vị anh hùng đó dựa vào các nội dung: tiểu sử, công lao, di tích lịch sử liên quan…

Xem đáp án

* Giới thiệu về Ngô Quyền

- Tóm tắt tiểu sử:

+ Đức vương Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng 3 năm Đinh Tỵ (năm 897) ở ấp Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội, là con trai Thứ sử Ngô Mân, một hào trưởng lớn ở địa phương. Ngô Quyền theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán chiếm thành Đại La năm 931. Khi Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, xưng là Tiết độ sứ, giao cho Ngô Quyền cai quản vùng Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay). Ngô Quyền đem hết tài năng, nhiệt huyết mang lại cuộc sống no ấm cho nhân dân trong vùng. Mến phục tài đức của Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ gả con gái yêu là Dương Như Ngọc cho người.

+ Tháng 3 năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết để đoạt ngôi. Ngô Quyền đang trấn giữ Châu Ái phẫn nộ đem quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn hèn hạ cầu viện vua Nam Hán giúp đỡ. Thấy đây là cơ hội xâm lược nước ta, vua Nam Hán sai con trai là Lưu Hoằng Thao đem thủy quân sang xâm lược nước ta. Nền độc lập của dân tộc vừa mới giành được bị đe dọa nghiêm trọng.

+ Trước tình thế đó, Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La, bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở 2 bên bờ sông, đánh tan quân Nam Hán.

+ Sau khi đánh bại quân Nam Hán, mùa xuân năm Kỷ Hợi (939), Ngô Quyền bãi bỏ chức Tiết độ sứ tự xưng vương lấy hiệu là Tiền Ngô Vương, xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ, đóng đô ở Cổ Loa nay thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội. 

+ Năm Giáp Thìn (944) ông lâm bệnh rồi mất, hưởng thọ 47 tuổi.

- Công lao: 

+ Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.

+ Mở ra thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.

+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.

- Di tích lịch sử liên quan:

+ Lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)

+ Quần thể di tích Bạch Đằng Giang.

 


Bắt đầu thi ngay