IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Lịch sử & địa lý Giải SGK Lịch sử & Địa lí 4 KNTT Bài 16. Hoạt động sản xuất ở vùng Duyên Hải miền Trung có đáp án

Giải SGK Lịch sử & Địa lí 4 KNTT Bài 16. Hoạt động sản xuất ở vùng Duyên Hải miền Trung có đáp án

Giải SGK Lịch sử & Địa lí 4 KNTT Bài 16. Hoạt động sản xuất ở vùng Duyên Hải miền Trung có đáp án

  • 106 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3 đến 5, em hãy kể tên một số vật dụng chủ yếu có liên quan đến đời sống của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung.

Media VietJack
Xem đáp án

- Một số vật dụng chủ yếu có liên quan đến đời sống của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung là:

+ Tàu; thuyền thúng; lưới đánh cá,… (dùng trong hoạt động đánh bắt hải sản).

+ Quang gánh; bồ cào, xẻng,… (dùng trong hoạt động làm muối)


Câu 3:

Đọc bảng thông tin và quan sát hình 6, 7, em hãy:

- Kể tên một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung.

- Kể tên một số bãi biển và cảng biển ở vùng.

Media VietJack
Xem đáp án

- Một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung:

+ Làm muối;

+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản;

+ Du lịch biển đảo;

+ Giao thông đường biển.

- Một số bãi biển và cảng biển ở vùng Duyên hải miền Trung:

+ Bãi biển: Sầm Sơn (Thanh Hoá), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hòa),...

+ Cảng biển: Cửa Lò (Nghệ An), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi),...


Câu 4:

Giải thích vì sao vùng Duyên hải miền Trung lại thuận lợi phát triển kinh tế biển.

Xem đáp án

- Giải thích: Vùng Duyên hải miền Trung lại thuận lợi phát triển kinh tế biển, vì: có đường bờ biển kéo dài khoảng 1900 km và vùng biển rộng với nhiều đảo, quần đảo.


Câu 6:

Sưu tầm thông tin về một vật dụng gắn liền với hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung và trình bày trước lớp.

Xem đáp án

(*) Tham khảo: Thông tin về thuyền thúng

- Những chiếc thuyền thúng rải rác khắp các bờ biển vùng Duyên hải miền Trung đã trở thành biểu tượng rất riêng của nghề biển Việt Nam.

- Nhiều người tin rằng thuyền thúng là sản phẩm sáng tạo của những ngư dân Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc. Vào thời đó, thực dân Pháp đánh thuế rất nặng lên nhiều mặt hàng, trong đó có các loại tàu thuyền. Do đó, người dân nghèo đã nhanh trí đan những chiếc thúng để di chuyển trên sông nước để không phải nộp thuế vô lý.

- Quy trình làm thuyền thống thường bắt đầu bằng việc đan các miếng nan tre, lấy dây cước buộc chặt, đóng vào vành thuyền, sau đó quét một lớp vật liệu chống nước làm từ dầu dừa, dầu hắc ín, hoặc sợi thuỷ tinh.

- Thuyền thúng là một phần quan trọng trong văn hóa của các cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam. Ngoài là công cụ phục vụ đánh bắt, chúng còn được sử dụng như một dạng thuyền cứu sinh trong những trường hợp khẩn cấp trên biển, là phương tiện vận chuyển hiệu quả hàng hóa nhẹ và người. Hiện nay, thuyền thúng còn được sử dụng trong các hoạt động du lịch.


Bắt đầu thi ngay