Giải SGK Lịch sử & Địa lí 4 KNTT Bài 22. Một số nét văn hóa và truyền thống yêu nước, Cách mạng của đồng bào Tây Nguyên có đáp án
Giải SGK Lịch sử & Địa lí 4 KNTT Bài 22. Một số nét văn hóa và truyền thống yêu nước, Cách mạng của đồng bào Tây Nguyên có đáp án
-
120 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sinh sống trên mảnh đất cao nguyên hùng vĩ, người dân Tây Nguyên đã tạo dựng được một nền văn hóa với những nét đặc sắc riêng. Hãy giới thiệu về một nét văn hóa hoặc một nhân vật lịch sử của vùng Tây Nguyên mà em biết.
- Giới thiệu một số nét văn hóa tiêu biểu của vùng Tây Nguyên:
+ Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong những ngôi nhà sàn làm bằng các vật liệu truyền thống như: gỗ, tre, nứa, lá...
+ Trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được may bằng vải thổ cẩm, trang trí các loại hoa văn màu sắc sặc sỡ.
+ Ở Tây Nguyên, có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu như: lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Đua voi, lễ Tạ ơn cha mẹ,…
Câu 2:
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1 đến 6, em hãy mô tả những nét chính về văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.
- Nhà ở và nhà sinh hoạt cộng đồng:
+ Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong những ngôi nhà sàn làm bằng các vật liệu truyền thống như: gỗ, tre, nứa, lá...
+ Mỗi buôn làng có một ngôi nhà chung được xây dựng ở trung tâm buôn làng, ví dụ như: nhà Rông của người Ba Na, Gia Rai; nhà Dài của người Ê Đê,.... Những ngôi nhà chung này chính là không gian sinh hoạt chung của cộng đồng.
- Trang phục:
+ Trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được may bằng vải thổ cẩm, trang trí các loại hoa văn màu sắc sặc sỡ.
+ Đàn ông thường đóng khố, ở trần, trời lạnh thì khoác thêm tấm choàng. Phụ nữ mặc áo chui đầu, váy tấm,....
- Lễ hội
+ Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của các dân tộc ở Tây Nguyên.
+ Ở Tây Nguyên có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu như: lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Đua voi, lễ Tạ ơn cha mẹ,…
Câu 3:
Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8, em hãy cho biết:
1. Phong trào yêu nước và cách mạng của đồng bào vùng Tây Nguyên có điểm gì nổi bật?
2. Kể lại một câu chuyện lịch sử về truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
- Yêu cầu số 1: Điểm nổi bật trong phong trào yêu nước, cách mạng ở Tây Nguyên:
+ Tây Nguyên là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
+ Khi thực dân Pháp xâm lược, đồng bào nơi đây đã anh dũng đứng lên chiến đấu, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của N'Trang Long, Đinh Núp.
- Yêu cầu số 2: Kể lại một câu chuyện về truyền thống yêu nước, cách mạng
(*) Tham khảo: cuộc khởi nghĩa của N'Trang Lơng
+ Cuộc khởi nghĩa do N'Trang Long lãnh đạo kéo dài từ năm 1911 đến năm 1935, thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc Mnông, Ê Đê, Xtiêng, Mạ,... tham gia.
+ Cuộc khởi nghĩa lan rộng gây nhiều khó khăn cho việc chiếm đóng của thực dân Pháp trên vùng đất Tây Nguyên.
trang nhân dân và thường được gọi với tên Anh hùng Núp.
Câu 4:
Lập bảng hoặc vẽ sơ đồ tư duy về một số nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào Tây Nguyên.
Một số nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào Tây Nguyên |
|
Nhà ở |
- Người dân thường ở trong ngôi nhà sàn làm bằng các vật liệu như: gỗ, tre, nứa, lá... |
Nhà sinh hoạt cộng đồng |
- Mỗi buôn làng có một ngôi nhà chung được xây dựng ở trung tâm buôn làng. - Đây là không gian sinh hoạt chung của cộng đồng. |
Trang phục |
- Được may bằng vải thổ cẩm, trang trí các loại hoa văn màu sắc sặc sỡ. - Đàn ông thường đóng khố, ở trần, trời lạnh khoác thêm tấm choàng. - Phụ nữ mặc áo chui đầu, váy tấm,.... |
Lễ hội |
- Có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu như: lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Đua voi, lễ Tạ ơn cha mẹ,… |
Câu 5:
Tinh thần yêu nước của đồng bào Tây Nguyên được thể hiện qua những hành động nào của các nhân vật lịch sử N'Trang Lơng, Đinh Núp?
- Những hành động của N'Trang Lơng, Đinh Núp thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào Tây Nguyên:
+ N'Trang Lơng lãnh đạo đồng bào các dân tộc Mnông, Ê Đê, Xtiêng, Mạ,.... nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách xâm lược của thực dân Pháp.
+ Đinh Núp dùng nỏ phục kích, bắn chảy máu lính Pháp; lãnh đạo nhân dân các buôn làng Ba Na và Ê Đê đứng lên chống lại sự càn quét của thực dân Pháp.
Câu 6:
Chỉ ra một số điểm giống và khác về nhà ở, trang phục của các dân tộc vùng Tây Nguyên với dân tộc khác mà em biết.
(*) Tham khảo: so sánh nhà ở, trang phục của các dân tộc vùng Tây Nguyên với dân tộc Tày (ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ).
|
Các dân tộc vùng Tây Nguyên |
Dân tộc Tày |
|
Giống |
Nhà ở |
- Loại hình nhà ở phổ biến là: nhà sàn. - Nhà thường được xây dựng từ các nguyên liệu truyền thống, như: gỗ, tre, nứa, lá,… |
|
Trang phục |
- Mang nét đặc trưng, thể hiện tư duy thẩm mĩ riêng của từng tộc người. |
||
Khác |
Nhà ở |
- Mỗi buôn làng có một ngôi nhà chung (nhà Rông, nhà Dài). |
- Ít khi xây dựng các ngôi nhà chung của bản làng. |
Trang phục |
- May từ vải thổ cẩm, màu sắc sặc sỡ. - Nam giới: thường đóng khố, ở trần, trời lạnh thì khoác thêm tấm choàng. - Nữ giới: mặc áo chui đầu, váy tấm,… |
- May từ vải dệt từ sợi bông, màu chủ đạo là màu chàm; không trang trí nhiều hoa văn. - Nữ giới: mặc áo cánh với váy, hoặc áo dài mặc với quần; - Nam giới: mặc áo cánh với quần |
Câu 7:
Tìm hiểu và kể lại một câu chuyện lịch sử khác về truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
(*) Tham khảo: câu chuyện về anh hùng Đinh Núp
- Đinh Núp là người dân tộc Ba Na, sinh ra và lớn lên ở làng Stơr, K'bang (tỉnh Gia Lai). Đinh Núp mồ côi cha từ nhỏ, 15 tuổi bị bắt đi phu, Núp đã chứng kiến nhiều nỗi bất công, đau khổ của người dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp nên sớm nung nấu tinh thần đấu tranh cách mạng.
- Năm Đinh Núp 22 tuổi, trong một lần quân Pháp về bắt phu, dân làng trốn hết vào rừng, một mình Núp ở lại, đứng sau gốc cây, dùng nỏ nhằm thẳng quân Pháp mà bắn. Mũi tên trúng vào một lính Pháp, một dòng máu đỏ chảy ra. Núp đem chuyện đó kể với dân làng. Đây là lần đầu tiên mọi người biết rằng lính Pháp cũng là người chứ không phải “quái vật không thể chết” như tin đồn. Từ đó, Núp đã cùng dân làng đánh Pháp.
- Năm 1955, Đinh Núp là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tháng 5/1964, nhà nước Cu Ba đã mời anh hùng Núp sang thăm. Tại lần gặp gỡ này, Chủ tịch Cu Ba là Phi-đen Cát-xtơ-rô và anh hùng Núp đã kết nghĩa anh em.