Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 Cánh diều Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên có đáp án
Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 Cánh diều Bài 16: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Tây Nguyên có đáp án
-
72 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy nêu tên một anh hùng, một lễ hội hoặc một sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng ở vùng đất này.
- Tên một số anh hùng: N’Trang Lơng, Đinh Núp,…
- Tên một số lễ hội: Lễ trưởng thành của dân tộc Ê-đê; lễ mừng nhà rông mới của dân tộc Giẻ Triêng; lễ hội cồng chiêng,…
- Một số sản phẩm cây công nghiệp: cà phê; hồ tiêu; chè; cao su; điều,…
Câu 2:
Đọc thông tin và dựa vào bảng 1, em hãy:
• Kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên.
• So sánh mật độ dân số ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác và nhận xét về sự phân bố dân cư của vùng này.
Lời giải:
• Yêu cầu số 1: Một số dân tộc sinh sống ở vùng Tây Nguyên là: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mnông, Kinh, Mông, Tày, Thái, Nùng,...
• Yêu cầu số 2:
- Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất ở nước ta.
- Dân cư ở Tây Nguyên phân bố không đều.
+ Các đô thị và ven trục giao thông chính có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả vùng.
+ Những huyện vùng cao có mật độ dân số rất thấp, nơi thấp nhất chỉ khoảng 10 người/km2.
Câu 3:
Đọc thông tin và dựa vào bảng 2, em hãy:
• Kể tên một số cây công nghiệp lâu năm và cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên.
• Nêu những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên.
• Yêu cầu số 1:
- Một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là: cà phê; cao su; điều; chè; hồ tiêu.
- Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
• Yêu cầu số 2:
- Thuận lợi: Tây Nguyên là vùng có diện tích lớn đất đỏ badan với đặc tính tơi xốp, phì nhiêu kết hợp cùng khí hậu thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.
- Khó khăn: thiếu nước tưới vào mùa khô, thị trường tiêu thụ chưa ổn định...
Câu 4:
Đọc thông tin và dựa vào bảng 3, em hãy:
• Cho biết gia súc nào được nuôi nhiều ở vùng Tây Nguyên.
• Trình bày hoạt động chăn nuôi gia súc ở vùng Tây Nguyên.
• Yêu cầu số 1: Trâu, bò là những loài gia súc được nuôi nhiều ở vùng Tây Nguyên.
• Yêu cầu số 2:
- Vùng Tây Nguyên có nhiều đồng cỏ xanh tốt tạo điều kiện thuận lợi để chăn nuôi gia súc, nhất là trâu, bò.
- Hiện nay, chăn nuôi trâu, bò ở đây đang được phát triển với nhiều hình thức khác nhau như chăn thả tự nhiên và chăn nuôi chuồng trại. Ở đây có những trang trại chăn nuôi bò theo quy mô lớn.
Câu 5:
Đọc thông tin và quan sát hình 2 bài 15, em hãy:
• Tìm và chỉ vị trí một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên và cho biết những nhà máy đó nằm trên các sông nào.
• Trình bày những lợi ích của việc phát triển thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên.
• Yêu cầu số 1: Xác định vị trí:
- Các nhà máy thủy điện Sê San 3A, Sê San 3, I-a-ly được xây dựng trên sông Sê San.
- Các nhà máy thủy điện Srê Pôk 3, Đrây H’linh được xây dựng trên sông Srê Pôk
• Yêu cầu số 2: Lợi ích của việc phát triển thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên:
- Cung cấp điện cho sản xuất và đời sống của người dân.
- Các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô, là nơi nuôi trồng thuỷ sản và tạo cảnh đẹp để phát triển du lịch.
Câu 6:
Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy mô tả nhà rông ở vùng Tây Nguyên.
- Mô tả về nhà rông:
+ Ở một số dân tộc, mỗi buôn có một nhà rông với nét riêng về hình dáng và cách trang trí. Nhà rông là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn.
+ Nhiều sinh hoạt tập thể của cả buôn được diễn ra ở nhà rông. Theo quan niệm của người dân Tây Nguyên, nhà rông càng to đẹp chứng tỏ buôn càng giàu có, thịnh vượng.
Câu 7:
Đọc thông tin, quan sát hình 5, 6 và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy kể tên một số lễ hội và hoạt động chính trong lễ hội ở vùng Tây Nguyên.
- Ở vùng Tây Nguyên có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,...
- Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng với âm thanh trầm hùng.
Câu 8:
Đọc thông tin dưới đây, em có nhận xét gì về các nhân vật lịch sử.
- Nhận xét: đồng bào các dân tộc Tây Nguyên luôn thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh anh dũng với nhiều tấm gương tiêu biểu như: N’Trang Lơng, Đinh Núp,...
Câu 9:
Tây Nguyên có những thuận lợi nào về tự nhiên để trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc và phát triển thuỷ điện?
- Tây Nguyên có diện tích lớn đất đỏ badan với đặc tính tơi xốp, phì nhiêu kết hợp với khí hậu thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.
- Vùng Tây Nguyên có nhiều đồng cỏ xanh tốt tạo điều kiện thuận lợi để chăn nuôi gia súc, nhất là trâu, bò.
- Sông ở vùng Tây Nguyên có nhiều thác ghềnh là điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện.
Câu 11:
Em hãy nêu những hành động thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất, kiên cường của người dân Tây Nguyên.
- Những hành động thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất, kiên cường của người dân Tây Nguyên.
+ N'Trang Lơng lãnh đạo đồng bào các dân tộc Mnông, Ê Đê, Xtiêng, Mạ,.... nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách xâm lược của thực dân Pháp.
+ Đinh Núp dùng nỏ phục kích, bắn chảy máu lính Pháp; lãnh đạo nhân dân các buôn làng tham gia các tổ du kích, xây dựng làng chiến đấu và chống lại sự càn quét của thực dân Pháp.
Câu 12:
Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về hoạt động sản xuất cà phê ở Tây Nguyên (điều kiện, nơi trồng nhiều cà phê, các sản phẩm cà phê nổi tiếng trong và ngoài nước,...).
(*) Tham khảo:
- Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng,... phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.
- Ở Tây Nguyên, cây cà phê được trồng nhiều tại: Gia Lai; Đăk Lăk; Đăk Nông...
- Cà phê là một trong những sản phẩm chủ lực trong cơ cấu kinh tế của vùng, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người dân.
- Một số sản phẩm cà phê nổi tiếng nổi tiếng trong và ngoài nước là:
+ Cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) được trồng nhiều tại tỉnh Lâm Đồng.
+ Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối), được trồng nhiều tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk,…
+ Cà phê Cherry (hay còn gọi là cà phê mít), được trồng nhiều tại tỉnh Lâm Đồng.
+ Cà phê Moka Tây Nguyên, được trồng nhiều tại tỉnh Lâm Đồng.
Câu 13:
Giới thiệu về một nhân vật lịch sử mà em ấn tượng nhất trong phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
(*) Tham khảo: Giới thiệu về anh hùng Đinh Núp
- Đinh Núp là người dân tộc Ba Na, sinh ra và lớn lên ở làng Stơr, K'bang (tỉnh Gia Lai). Đinh Núp mồ côi cha từ nhỏ, 15 tuổi bị bắt đi phu, Núp đã chứng kiến nhiều nỗi bất công, đau khổ của người dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp nên sớm nung nấu tinh thần đấu tranh cách mạng.
- Năm Đinh Núp 22 tuổi, trong một lần quân Pháp về bắt phu, dân làng trốn hết vào rừng, một mình Núp ở lại, đứng sau gốc cây, dùng nỏ nhằm thẳng quân Pháp mà bắn. Mũi tên trúng vào một lính Pháp, một dòng máu đỏ chảy ra. Núp đem chuyện đó kể với dân làng. Đây là lần đầu tiên mọi người biết rằng lính Pháp cũng là người chứ không phải “quái vật không thể chết” như tin đồn. Từ đó, Núp đã cùng dân làng đánh Pháp.
- Năm 1955, Đinh Núp là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tháng 5/1964, nhà nước Cu Ba đã mời anh hùng Núp sang thăm. Tại lần gặp gỡ này, Chủ tịch Cu Ba là Phi-đen Cát-xtơ-rô và anh hùng Núp đã kết nghĩa anh em.