Thứ bảy, 02/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Lịch sử & địa lý Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 19: Thiên nhiên và vùng Tây Nguyên có đáp án

Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 19: Thiên nhiên và vùng Tây Nguyên có đáp án

Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 19: Thiên nhiên và vùng Tây Nguyên có đáp án

  • 100 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nêu hiểu biết của em về thiên nhiên vùng Tây Nguyên.

Nêu hiểu biết của em về thiên nhiên vùng Tây Nguyên. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Chia sẻ hiểu biết về thiên nhiên vùng Tây Nguyên:

+ Thiên nhiên vùng Tây Nguyên mang nét hoang sơ, hùng vĩ của những cánh rừng lớn, trải dài tít tắp nhưng cũng rất đẹp và thơ mộng.

+ Địa hình Tây Nguyên chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng, có độ cao khác nhau, tạo nên các bậc địa hình.

+ Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.


Câu 2:

Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:

- Xác định trên lược đồ vị trí của vùng Tây Nguyên.

- Nêu tên các quốc gia, vùng tiếp giáp với Tây Nguyên.

Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy: - Xác định trên lược đồ vị trí của vùng Tây Nguyên. - Nêu tên các quốc gia, vùng tiếp giáp với Tây Nguyên. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Vị trí tiếp giáp:

+ Vùng Tây Nguyên giáp với Lào và Cam-pu-chia, giáp các vùng Duyên hải miền Trung và Nam Bộ.

+ Tây Nguyên là vùng không giáp biển.


Câu 3:

Dựa vào bảng 1, quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:

- Xác định trên lược đồ vị trí của các cao nguyên của vùng Tây Nguyên.

- Nêu tên các cao nguyên. Cao nguyên nào cao nhất và thấp nhất?

Dựa vào bảng 1, quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy: - Xác định trên lược đồ vị trí của các cao nguyên của vùng Tây Nguyên. - Nêu tên các cao nguyên.  (ảnh 1)
Xem đáp án

- Các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên là:

+ Cao nguyên Kon Tum;

+ Cao nguyên Pleiku;

+ Cao nguyên Đắk Lắk;

+ Cao nguyên Mơ Nông;

+ Cao nguyên Lâm Viên;

+ Cao nguyên Di Linh.

- Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình cao nhất (1500 m); cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Đắk Lắk có độ cao trung bình thấp nhất (500 m).


Câu 4:

Dựa vào bảng 2, em hãy:

+ Liệt kê các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô ở Pleiku.

+ So sánh lượng mưa giữa các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô ở Pleiku.

+ Cho biết chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất ở Pleiku là bao nhiêu.

- Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng Tây Nguyên.

Dựa vào bảng 2, em hãy:  + Liệt kê các tháng mùa mưa và các tháng mùa khô ở Pleiku. (ảnh 1)
Xem đáp án

* Yêu cầu số 1: Quan sát bảng 2, ta thấy:

- Mùa mưa ở Pleiku bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô ở Pleiku bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.

- Ở Pleiku:

+ Trong mùa mưa, tháng 8 có lượng mưa cao nhất (493 mm); tháng 10 có lượng mưa thấp nhất (181 mm).

+ Trong mùa khô, tháng 4 có lượng mưa cao nhất (95 mm) và tháng 1 có lượng mưa thấp nhất (3 mm).

- Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất (tháng 4, tháng 5 - 24oC) với tháng lạnh nhất (tháng 12 và tháng 1 - 19oC) là 5oC

* Yêu cầu số 2: Đặc điểm cơ bản của khí hậu vùng Tây Nguyên

- Khí hậu vùng Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, một số nơi địa hình cao có khí hậu mát mẻ.

- Lượng mưa lớn, chủ yếu tập trung vào mùa mưa. Mùa khô, nhiều tháng có hiện tượng khô hạn.


Câu 5:

Đọc thông tin, em hãy cho biết loại đất chính ở vùng Tây Nguyên.

Xem đáp án

- Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Tây Nguyên là đất đỏ badan, phân bố tập trung ở các cao nguyên, thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm.


Câu 6:

Quan sát các hình 3, 4, 5 và đọc thông tin, em hãy:

- Kể tên một số vườn quốc gia, các kiểu rừng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.

- Nêu vai trò của rừng và một số biện pháp bảo vệ rừng ở vùng Tây Nguyên.

Quan sát các hình 3, 4, 5 và đọc thông tin, em hãy:  - Kể tên một số vườn quốc gia, các kiểu rừng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Kể tên:

+ Một số vườn quốc gia ở vùng Tây Nguyên: vườn quốc gia Chư Mom Ray; vườn quốc gia Kon Ka Kinh; vườn quốc gia Yok Đôn; vườn quốc gia Chư Yang Sin; vườn quốc gia Bi Đúp - Núi Bà; vườn quốc gia Tà Đùng.

+ Các kiểu rừng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên: rừng rậm nhiệt đới và rừng rụng lá vào mùa khô (còn gọi là rừng khộp).

- Vai trò của rừng:

+ Điều hòa nguồn nước;

+ Hạn chế gió bão;

+ Chống xói mòn đất;

+ Cung cấp gỗ, dược liệu;

+ Điều hòa không khí, tạo khí oxy;

+ Là nơi cư trú của các loài động vật.

- Biện pháp bảo vệ rừng:

+ Ngăn chặn phá rừng;

+ Phòng, chống cháy rừng;

+ Có kế hoạch trồng, tái tạo rừng sau khi khai thác;

+ Tuyên truyền và vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng.


Câu 8:

Vì sao cần phải bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?

Xem đáp án

- Cần phải bảo vệ rừng ở Tây Nguyên, vì:

+ Rừng có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất, đời sống của con người.

+ Trong những năm gần đây, hoạt động phá rừng và khai thác rừng không hợp lí đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với thiên nhiên và con người.


Bắt đầu thi ngay