Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương có đáp án
Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương có đáp án
-
97 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em đang sống ở đâu? Hãy chia sẻ những hiểu biết về địa phương mình cho các bạn trong lớp của em.
(*) Tham khảo:
- Em đang sống ở thành phố Hà Nội.
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Hiện nay, thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Hà Nội là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục hàng đầu của cả nước.
Câu 2:
Quan sát hình 1 (trang 6), bản đồ hoặc lược đồ địa phương, đọc Tài liệu giáo dục địa phương, em hãy tìm hiểu về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên ở địa phương theo gợi ý sau:
(*) Tham khảo: thành phố Hà Nội
- Vị trí địa lí:
+ Thành phố Hà Nội thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Tiếp giáp với các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Bắc giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.
- Địa hình:
+ 3/4 diện tích thành phố Hà Nội là đồng bằng.
+ 1/4 diện tích thành phố là đồi núi, phân bố chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,…
- Khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
- Sông, hồ:
+ Một số sông ở Hà Nội: sông Hồng, sông Đáy; sông Tô Lịch; sông Nhuệ, sông Tích Giang; sông Đuống,…
+ Một số hồ ở Hà Nội: hồ Gươm; hồ Tây; hồ Trúc Bạch; hồ Thiền Quang,…
Câu 3:
Quan sát bản đồ hoặc lược đồ địa phương em, đọc Tài liệu giáo dục địa phương, em hãy tìm hiểu về hoạt động kinh tế ở địa phương theo gợi ý sau:
(*) Tham khảo: thành phố Hà Nội
- Nông nghiệp:
+ Một số nông sản ở Hà Nội là: lúa gạo, hoa quả (bưởi, cam, chuối, ổi,…); rau xanh,…
+ Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản phân bố chủ yếu ở các huyện: Sóc Sơn; Đông Anh; Phú Xuyên; Thạch Thất; Chương Mỹ,…
- Công nghiệp:
+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…
+ Một số khu công nghiệp ở Hà Nội: khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghệ cao Hòa lạc; khu công nghiệp Thạch Thất; khu công nghiệp Bắc Thường Tín; khu công nghiệp Thăng Long; khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Sài Đồng B; khu công nghiệp Phú Nghĩa; khu công nghiệp Đông Anh.
+ Hoạt động công nghiệp phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.
- Dịch vụ:
+ Ở Hà Nội có sự hiện diện của tất cả các ngành dịch vụ thuộc các nhóm: dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ sản xuất; dịch vụ công cộng,…
+ Hoạt động dịch vụ phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội; trong đó, tập trung và phát triển nhất tại khu vực nội đô (trung tâm thành phố).
Câu 4:
Căn cứ vào Tài liệu giáo dục địa phương và tình hình thực tế nơi em sinh sống, em hãy:
- Cho biết môi trường của địa phương em hiện nay như thế nào.
- Nêu những giải pháp của em để có thể bảo vệ môi trường tốt hơn.
(*) Học sinh căn cứ vào Tài liệu giáo dục địa phương để hoàn thành bài tập.
Câu 5:
Hãy vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt lại thông tin về tỉnh, thành phố nơi em đang sinh sống với các nội dung theo gợi ý dưới đây:
(*) Tham khảo
Câu 6:
Em hãy tìm hiểu về một ngành kinh tế đặc trưng của địa phương em theo gợi ý dưới đây:
- Tên ngành kinh tế.
- Tình hình sản xuất và phân bố hiện nay của ngành.
- Ngành kinh tế hiện nay có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
(*) Tham khảo:
- Tên ngành kinh tế: công nghiệp.
- Tình hình sản xuất hiện nay:
+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…
+ Ở Hà Nội có nhiều khu công nghiệp lớn, như: khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghệ cao Hòa lạc; khu công nghiệp Thạch Thất; khu công nghiệp Bắc Thường Tín; khu công nghiệp Thăng Long; khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Sài Đồng B; khu công nghiệp Phú Nghĩa; khu công nghiệp Đông Anh.
+ Hoạt động công nghiệp phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.
- Ảnh hưởng đến môi trường:
+ Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,...
+ Hệ sinh thái bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển kinh tế, như: san lấp ao hồ, giảm diện tích cây xanh, công viên,... để phục vụ phát triển hạ tầng.