Thứ bảy, 02/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Lịch sử & địa lý Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 9: dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có đáp án

Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 9: dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có đáp án

Giải SGK Lịch sử và Địa Lý 4 CTST Bài 9: dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có đáp án

  • 90 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hình 1 và hình 2 gợi cho em liên tưởng đến hoạt động sản xuất nào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

Hình 1 và hình 2 gợi cho em liên tưởng đến hoạt động sản xuất nào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ? (ảnh 1)
Xem đáp án

- Hình 1 và hình 2 gợi cho em liên tưởng đến hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.


Câu 2:

Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:

- Kể tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- Xác định trên lược đồ các khu vực có mật độ dân số dưới 1000 người/km2, từ 1000 - 2000 người/km2 và trên 2000 người/km2 của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- Vì sao Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc?

Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:  - Kể tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Sán Nùng, Dao, Tày, Thái,... Người Kinh có số lượng lớn nhất.

- Yêu cầu số 2:

+ Khu vực có mật độ dân số dưới 1000 người/km2 là: Vĩnh Phúc, Ninh Bình.

+ Khu vực có mật độ dân số từ 1000 - 2000 người/km2 là: Bắc Ninh; Hưng Yên; Hải Dương; Hải Phòng; Thái Bình; Hà Nam; Nam Định.

+ Khu vực có mật độ dân số trên 2000 người/km2 là: thành phố Hà Nội

- Yêu cầu số 3: Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi con người sinh sống lâu đời, địa hình khá bằng phẳng và đất đai màu mỡ nên có số dân đông

Câu 3:

Quan sát hình 4, hình 5 và đọc thông tin, em hãy mô tả hoạt động sản xuất trồng lúa nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Quan sát hình 4, hình 5 và đọc thông tin, em hãy mô tả hoạt động sản xuất trồng lúa nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sản xuất lúa lớn thứ hai của nước ta, sau vùng Nam Bộ. Những tỉnh, thành phố trồng nhiều lúa trong vùng là: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình,...

- Trồng lúa gồm nhiều công đoạn như: làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, thu hoạch lúa.

- Với kinh nghiệm lâu đời và kĩ thuật canh tác ngày càng hiện đại, năng suất lúa của vùng cao nhất cả nước.


Câu 4:

Đọc thông tin, em hãy:

- Kể tên một số làng nghề truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- Mô tả hoạt động sản xuất của một nghề thủ công truyền thống.

Xem đáp án

- Một số làng nghề truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ: làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng chiếu cói Kim Sơn (Ninh Bình),...

- Mô tả hoạt động sản xuất của làng lụa Vạn Phúc:

+ Nguyên liệu làm lụa chủ yếu từ tơ tằm.

+ Để tạo ra lụa, người dân đã trồng dâu, nuôi tằm. Sau khi tằm nhả tơ, đóng kén, các thợ thủ công chọn ra những chiếc kén già nhất rồi kéo kén, guồng tơ và mắc cửi, đưa vào máy dệt.


Câu 5:

Quan sát hình 6 và đọc thông tin, em hãy mô tả đặc điểm của đê sông Hồng.

Quan sát hình 6 và đọc thông tin, em hãy mô tả đặc điểm của đê sông Hồng. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Đê sông Hồng là hệ thống đê tiêu biểu nhất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua hàng nghìn năm, đê trở thành một hệ thống hoàn chỉnh với chiều dài lên đến hàng nghìn ki-lô-mét.

- Đê sông Hồng cao trung bình từ 6 m đến 8 m tuỳ từng vị trí, có nơi cao hơn 10 m. Chân đề rộng từ 30 đến 50 m. Mặt đê hiện được cải tạo trở thành các tuyến đường giao thông.


Câu 6:

Em hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Xem đáp án

- Đồng bằng Bắc Bộ là nơi tập trung đông dân cư do nơi đây có địa hình bằng phẳng và đất đai màu mỡ.

- Tuy nhiên, dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có sự phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố. Trong đó:

+ Khu vực có mật độ dân số dưới 1000 người/km2 là: Vĩnh Phúc, Ninh Bình.

+ Khu vực có mật độ dân số từ 1000 - 2000 người/km2 là: Bắc Ninh; Hưng Yên; Hải Dương; Hải Phòng; Thái Bình; Hà Nam; Nam Định.

+ Khu vực có mật độ dân số trên 2000 người/km2 là: thành phố Hà Nội


Câu 7:

Tại sao nói đê sông Hồng có ý nghĩa to lớn đối với vùng Đồng Bằng Bắc Bộ?

Xem đáp án

- Đê sông Hồng có ý nghĩa to lớn đối với vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, vì:

+ Đê giúp ngăn lũ, bảo vệ làng xã, ruộng đồng; giúp giảm thiệt hại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra.

+ Góp phần điều tiết lượng nước, giúp người dân có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm.

+ Vùng đất ở ngoài đê hằng năm được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ và mở rộng dần về phía biển.


Câu 8:

Tìm hiểu và giới thiệu một làng nghề truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ mà em ấn tượng nhất.

Xem đáp án

(*) Tham khảo: Giới thiệu làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng về các sản phầm bằng gốm sứ.

Làng nghề này được hình thành từ thời nhà Lý. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển cho đến tận bây giờ.

Sản phẩm gốm Bát Tràng từ trước tới nay đều được đánh giá cao về chất lượng, có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại, được chia thành các nhóm theo chức năng sử dụng như gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí.

Gốm bát tràng được lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra đến cả nước ngoài. Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên một thương hiệu sản phẩm mang tính quốc gia, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của thủ đô mà còn là một trong những địa điểm du lịch ở Hà Nội được nhiều người ưa thích.


Bắt đầu thi ngay